Kikuko chỉ cho ông thấy vết sẹo nhỏ trên trán khi nàng rẽ tóc.
Từ đấy, mỗi khi nhìn thấy vết sẹo ấy, Singo cảm thấy dao động trước
người con dâu, một thứ dao động như tình yêu.(...)
Kikuko có gì thiên bẩm dễ mến. Khi nàng vừa về làm dâu, Singo đã để ý
đến vẻ yêu kiều ấy, cách nhún nhẹ vai làm cho nàng càng đáng yêu thêm.
Kikuko lại gầy và trắng như người chị cả của Yasuko. Singo, hồi trẻ đã yêu
người chị vợ." (trích dịch bản tiếng Pháp, Le grondement de la montagne,
do Suematsu Hisashi dịch, trong tuyển tập Kawabata, Albin Michel, 2002,
trang 830).
Nguồn sơn âm bùng ra từ hôm ấy, từ hôm Singo nghe thấy tiếng núi, như
ông đã tình cờ nghe được tuổi già. Singo tính lại "sổ đời". Một cuộc đời
đầy thành công và thất bại. cả cuộc đời Singo là những toan tính thất bại:
Vì yêu người chị cả đã có chồng nên khi người ấy mất, Singo cưới Yasuko,
cô em út.
Nhưng em không là chị. Sinh con gái đầu lòng, Singo hy vọng nó sẽ có
chút gì giống người đã khuất, nhưng không, tuyệt đối không, con còn xấu
hơn mẹ. Người con gái đi lấy chồng, lục đục với chồng, vác hai con về nhà
cha mẹ ở. Singo để hết hy vọng vào con trai, nhưng vừa lấy Kikuko được
hai năm hắn đã bồ bịch lung tung. Người con dâu xinh đẹp, yêu kiều, bị
chồng bỏ lửng. Người bố chồng ở tuổi lục tuần và người con dâu xinh đẹp
hiếu thảo như xích lại gần nhau, trong cảm thông giữa hai tâm hồn đồng
điệu. Bản sơn âm trong họ là tiếng thầm của núi. Singo để ý đến tất cả
những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong tiếng nói, nét mặt, trên thân thể người
con dâu. Và Kikuko âm thầm đem lại cho cha chồng những niềm vui nhỏ
trong cuộc sống đổ vỡ tàn tạ bên cạnh những người thân không cùng chung
cảm xúc và định hướng. Hạnh phúc của hai người nằm trọn trong những
giây phút ngắn ngủi: ông già chỉ cho con dâu cây bạch quả vườn nhà đang
ra nụ. Kikuko bắt gặp cha chồng đang ngắm cành hướng dương hàng xóm.
Nàng ví những đoá hướng dương như những đầu óc vĩ nhân, khi bão đánh
gẫy cành hướng dương, ông già cảm như cành hoa bị chặt đầu. Tiếng núi là