tràn vào căn buồng và trước mắt tôi hiện ra ngôi vườn truyền thống của
Nhật.
Tôi cám ơn cô hầu phòng rồi bước lại bên cửa sổ để quan sát kỹ hơn
trang viên của gia đình Kawabata, mà trong các tác phẩm của mình ông mô
tả hết sức tinh tế cái thiên hướng mãnh liệt của người Nhật là luôn muôn
được gần gũi với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Từ lâu tôi đã nhận thấy thái độ của người Nhật đối với thiên nhiên khác
với thái độ của người châu Âu. Và không phải riêng tôi có nhận xét như
vậy.
"Nghiên cứu nghệ thuật của người Nhật, ta không khỏi cảm thấy trong
các tác phẩm của họ toát lên một triết lí thông minh: nên dành thời gian để
làm gì? Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, hay phân tích đường
lối chính trị của Bismarck? Không, với người Nhật, bậc hiền giả chỉ nên để
tâm suy nghĩ về cỏ cây mà thôi!" Họa sĩ vĩ đại Van Gogh là một trong
những người nước ngoài đầu tiên đã phát hiện ra cái nét kì lạ này trong tâm
lí người Nhật.
Cái khả năng phân biệt vô cùng tinh tế đâu là chất thơ của thiên nhiên,
thứ thiên nhiên chân thực và sinh động, với đâu là chất thơ do con người
sáng tạo ra là một trong những khía cạnh độc đáo của mĩ học Nhật.
Về vấn đề này J. Smith, trong cuốn Thiên nhiên Nhật đã có những nhận
xét lí thú:
"Cảm xúc về cái đẹp, khuynh hướng chiêm ngưỡng vẻ đẹp là đặc tính
tiêu biểu cho mọi người Nhật - từ người nông phu cho đến nhà quý tộc. Bất
cứ người nông dân Nhật bình thường nào cũng là một nhà mĩ học, nhà nghệ
sĩ trong tâm hồn, biết cảm thụ trực tiếp cái đẹp từ trong thiên nhiên. Đôi khi
anh ta sẵn sàng đi chu du thật xa để thưởng ngoạn một cảnh đẹp nào đó.
Một quả núi, một con suối hay một ngọn thác đều có thể được người ta
sùng bái, và trong suy nghĩ của một người bình thường, chúng gắn liền với
các thánh tượng trong các ngôi đền thờ Khổng Tử và các tín đồ Phật giáo.