của con người. Cái cảm giác trống rỗng này theo Thiền pháp có thể đạt
được bằng phương pháp "tọa Thiền", nghĩa là ngồi theo tư thế nhập Thiền,
hai chân đan chéo nhau, bất động, im lặng, mắt nhắm, ngồi thật lâu cho đến
khi đạt tới trạng thái đó. Đó là lúc, Kawabata viết, cái "bản ngã" biến đi, cái
"hư vô xuất hiện, nhưng đó hoàn toàn không phải cái "hư vô như phương
Tây hiểu, ngược lại, là cái vũ trụ trong tâm con người, là cái khoảng trống
trong đó vạn vật đều đạt tới bản thể. Không còn một giới hạn, một trở ngại
nào, vạn vật giao lưu với muôn vật.
Lúc đó là lúc đạt tới trạng thái satori - tức là thông hiểu, thấu đạt được
chân lí nhờ thức tỉnh bên trong.
Chúng tôi được mời ngồi vào một chiếc chiếu tinh khiết, trải trong một
gian phòng ở sâu trong chùa. Nhà sư lúc này đặt trước mặt chúng tôi bộ ấm
chén bằng gốm cổ, rồi bắt tay pha trà.
Đồ gốm Nhật là một thứ nghệ thuật giống như ma thuật, nó luôn làm
người ta sửng sốt kinh ngạc.
Qua câu chuyện của nhà sư, tôi biết theo tục lệ nhà chùa chỉ uống trà
xanh, và cũng giống người Trung Quốc, người Nhật uống trà trước bữa ăn,
chứ không phải sau bữa ăn như người Âu. Trong cánh trà có nhiều vị dược
liệu và nhiều chất vitamin, các thứ dầu thảo mộc, muối khoáng, axit tanic,
cùng nhiều hoạt tính sinh học khác. Có lẽ vì thế người Nhật ít mắc bệnh
huyết áp và xơ cứng động mạch hơn người châu Âu chăng?
... Chúng tôi rời chùa vào lúc đêm khuya. Kawabata theo chân mấy nhà
sư ra thăm khu mộ sau chùa. Nhà văn chăm chú đọc những chữ ghi trên các
bia đá. Trên một bia mộ có hàng chữ: "Số phận và bóng đen theo đuổi
chúng ta khắp mọi nơi!".
Không biết dòng chữ gợi cho nhà văn những cảm xúc và suy nghĩ gì?