Trong Địa tạng vương Bồ Tát Oshin, người lữ khách bị hấp dẫn bởi
người con gái mang tên Oshin trong truyền thuyết, đã đi kiếm tìm bóng
hình nàng. Và anh đã gặp Oshin trong một người con gái ở thanh lâu. Vào
mùa thu người lữ khách lên núi không kịp đợi mùa săn bắn bắt đầu để gặp
người con gái mà anh đã tìm thấy. Nàng đã làm anh thất vọng vì sự xanh
xao bệnh tật bởi sắc tình nhưng lại làm cho anh vui sướng vì sự cảm thông
của nàng với những hạt dẻ dưới chân các chú khuyển. Nàng không tầm
thường như người khác. Đó là điều người lữ khách mong chờ và đã được
đền đáp lại trong cuộc hành hương lên núi cao trong mùa thu này.
Hiện hữu thần linh là một ẩn dụ đặc sắc về thân phận tình yêu. Nguyên
văn của truyện ngắn là Kami imasu được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Cỏ
Xanh, số tháng 7, năm Đại chính thứ 15 (1926). Người lữ khách vượt núi đi
về phương Nam tìm vùng trời kỷ niệm. Nơi thiên đàng ngây thơ và tội lỗi
đó, anh đã làm cho một người con gái tật nguyền khoảng 4, 5 năm về trước.
Và trong cuộc hành hương, anh đã tìm kiếm sự tha thứ từ người con gái tật
nguyền ấy. Vô tình anh lại gặp nàng ở một lữ điếm suối nước nóng và giác
ngộ chân lý: hiện hữu thần linh.
Trong Lời nguyện cầu của xử nữ, nhân vật “tôi” đi theo dân làng lên núi
cầu nguyện. Nhưng “tôi” quá sức bất ngờ khi thấy lời khấn nguyện là
những tiếng cười và lửa cháy. “Tôi” đã hiểu rằng mình thanh sạch nhờ
những tiếng cười. Và dân làng cũng thế.
Trong Đôi mắt của mẹ, nhân vật tôi đã khám phá ra một tên trộm hiền
minh, chỉ lấy những gì mình thích và đùa chơi với chúng.
Còn truyện Trang điểm đưa nhân vật “tôi” vào những điểm khuất kín của
con người. Luôn muốn nhấn mạnh đến sự hiện hữu của mình và bên ngoài
luôn là con người đạo đức, đám đông là vậy. Chỉ có khi riêng mình, con
người mới thể hiện bản chất xấu xa. Và “tôi’ dù rất đau lòng, cũng phải
nhận thấy những điều không hay đó.
Những truyện trên đã cho chúng ta thấy rõ hình ảnh của người lữ khách.
Yếu tính của người lữ khách thể hiện trong các truyện là sự ra đi và tìm