cả khi nàng đã chết đã làm gương mặt người chết trở nên thanh tân và trong
sáng.
Những người khách trong truyện Bến tầu cũng mải miết ra đi. Và bến tàu
có những người con gái tình nguyện làm vợ chỉ là một chốn dừng chân trên
con đường thiên di vô định. Họ ra đi ở bến tàu để tìm một bến tàu khác.
Nhưng các bến tàu này có gì khác nhau? Và tại sao những người khách
phải vĩnh viễn ra đi như mệt định mệnh? Hay chính yếu tính của cuộc đời
là sự ra đi?
Và sự ra đi kiếm tìm cái đẹp còn được thể hiện qua hình ảnh những
người đàn ông đi tìm những người kỹ nữ. Các cô gái như là mái nhà ấm
cúng của một đêm, là chỗ tựa lưng cho người lữ khách. Đêm tối còn là biểu
tượng của sự tuyệt vọng. Những lúc buồn đau trên đường lưu lãng, người
lữ khách tìm về những mái ấm vô danh. Trong những truyện trong lòng bàn
tay của Kawabata hình ảnh các cô gái luôn là những mái ấm hay chỗ náu
nương của người lữ khách trên mỗi chặng đường ra đi. Ngay cả tình yêu
tuyệt đẹp chớm nở trong truyện Mưa phùn cũng ẩn chứa dấu vết của sự
chia tay.
Người thiếu niên phải chuyển nhà đi xa theo gia đình. Trong cơn mưa
phùn mùa xuân anh đi bên người yêu trong lần hẹn cuối. Những bức hình
chia tay là kỷ niệm sau cùng của người thiếu niên đối với con người và
cảnh vật của nơi anh sắp rời bỏ. Sự nóng bỏng khi những ngón tay nắm
trường kỷ chạm vào thân thể người con gái là hồi ức đau xót của người ra
đi. Từ bỏ những mối tình đẹp để tìm kiếm điều gì trên đường lưu lãng.
Chàng thiếu niên đâu muốn thế nhưng phải đi theo người cha. Người cha
chính là hiện thân của định mệnh. Cuộc đời này đâu phải của riêng ta.
Trong truyện ngắn Biển, đoàn người Triều Tiên thiên di về biển lần lượt
để các cô gái rớt lại phía sau. Người con gái bị rớt lại sau cùng mệt lả đến
nỗi không thể đứng dậy được. Người thổ dân phải xốc nàng đứng dậy. Dù
thế nàng vẫn chờ mong có người Triều Tiên đi qua đưa nằng ra biển. Đến
khi đi cùng với người thổ dân trên một con đường và chấp thuận làm vợ