cuộc du hành tâm thức. Con người đi qua các chặng đường tưởng để tìm
kiếm lại chính mình, con người với tất cả tinh tuý của con người thật sự.
Con người sẽ gần với quê hương hơn qua việc kiếm tìm cái đẹp. Hay văn
chương sẽ đưa con người trở lại mình. Không những thế, văn chương qua
việc ca hát sự quy hồi cố hương, còn thức tỉnh quê hương trong bao nhiêu
con người khác.
Cái đẹp có thể được suy tư dưới nhiều hình thức. Chúng ta nhìn ngắm,
"chụp hình” cái đẹp.
Chụp hình là lưu dấu và không có gì lưu dấu cái đẹp vĩnh cửu bằng văn
chương và nghệ thuật. Bằng đường nét hình khối và sắc màu, con người đã
ghi dấu được cái đẹp. Văn chương là hệ thống ký hiệu, là một hình thức âm
bản của đời sống, và qua văn chương con người tìm ra quê hương của
mình. Vì vậy mà Kawabata là người lữ hành vĩnh cửu chăng? Như thế,
hình ảnh người lữ khách trong truyện trong lòng bàn tay ra đi bởi sự thôi
thúc của cảm thức hoài nhớ quê hương và tìm kiếm cái đẹp như là một
bước chuyển đưa mình về lại quê hương. Một quê hương đã đánh mất. Và
quê hương đánh mất đó chính là sự vong thân của con người. Cuộc vong
thân là từ vô thuỷ nên người lữ khách cũng ra đi từ vô thuỷ đều vô chung.
Đến khi con người tuyệt diệt.
2. Người nữ:
Hình ảnh người nữ xuất hiện trong tất cả truyện ngắn cũng như tiểu
thuyết của Kawabata và thường là người con gái đẹp.
Họ hiện thân cho nữ tính vĩnh cửu được lưu truyền từ đời này sang đời
khác qua những hình bóng khác nhau: cô bé (như trong các truyện: Chiếc
nhẫn, Đôi giày mùa hạ, Tên trộm hồ đào, Đôi mắt của mẹ, Cao xanh lộng
gió), người thiếu nữ (như trong các truyện: Tạ ơn, Mưa phùn), cô gái (như
trong các truyện: Người đàn bà hóa thân vào lửa, Gương mặt, Bến tàu, Lời
nguyện cầu của xử nữ, Từ hàng lông mày, Bình dễ võ...), người kỹ nữ (như