của người thổ dân, nàng lại không muốn nhìn thấy biển nữa. Bởi biển là
khát vọng ra đi. Khi còn nhìn thấy biển, nàng còn muốn thiên di về đất tổ
quê nhà.
Như vậy hình ảnh người lữ khách hay chính sự ra đi xuất hiện thường
xuyên trong các truyện ngắn của Kawabata tạo nên một thế giới động, biến
chuyển trong từng giây phút. Mỗi truyện không bao giờ là hải đảo, mà là
một dòng chảy hiện sinh. Mạch truyện cũng diễn biến theo hành vi của
người lữ khách. Ngay cả không gian nghệ thuật của truyện bên cạnh không
gian tĩnh như bồn tắm, căn phòng cũng có không gian động như chiếc xe
hơi, xe ngựa. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn trong phần không gian nghệ
thuật.
Qua xem xét hình ảnh người lữ khách trong truyện trong lòng bàn tay, ta
sẽ phân tích tại sao Kawabata luôn đặt nhân vật của mình vào những ranh
giới: nửa thì ở lại, nửa muốn chia lìa. Và mục đích của cuộc ra đi là gì vậy?
Chúng tôi đã tìm thấy câu trả lời trong truyện ngắn Phong cảnh. Truyện chỉ
gồm 5 câu như sự khái quát của Kawabata về tuyên ngôn nghệ thuật của
mình:
“Tôi lớn lên trong ngôi làng giữa núi và cánh đồng.
Tôi đã tìm thấy người thiếu nữ bên bờ sông.
Tôi chỉ suy nghĩ đến việc chụp hình với nàng thành đôi.
Mỗi ngày tôi đi lên, đi xuống bờ sông, tìm kiếm những chỗ đứng, nước
chảy, tảng đá để làm bối cảnh chụp những tấm ảnh.
Sau khi làm như vậy, tôi đã học được vẻ đẹp phong cảnh”
Kawabata đã đặt con người vào vị trí thế lưu vong, lìa xa quê hương của
mình. Như thế, trần gian là cõi tạm và cuộc đời là sự hành hương thân phận
không ngừng nghỉ. Con người khi xuất hiện đã mang trong mình định mệnh
của người lữ hành vĩnh cửu luôn hoài nhố quê hương. Sự hoài nhớ này thôi
thúc con người ra đi tìm kiếm quê hương. Dĩ nhiên cuộc du hành ở đây là