kiếm. Và cuối cuộc hành hương luôn luôn là sự phát hiện hay giác ngộ một
điều gì đó. Nhưng bên cạnh những truyện lấy hình ảnh người lữ khách làm
trung tâm thì có những truyện lấy yếu tính của người lữ khách làm trung
tâm: sự ra đi vô định. Như những truyện: Tóc, Tạ ơn, Gương mặt người
chết, Bến tàu, Tia nắng rạng đông, Mưa phùn, Biển. Chỉ có sự kiếm tìm là
khác.
Trong truyện Tóc, những người lính ra đi vô định trong cuộc chiến tranh.
Từ thôn làng này đến thôn làng khác, trung đội lính hành quân tìm người
đàn ông trên ngọn núi bạc. Rồi tiếp tục hành quân không biết về đâu? Chỉ
thấy tiếng kèn vang vọng trong buổi chiều tà của sơn thôn. Người đàn ông
không phải là mục đích của cuộc tìm kiếm mà chỉ là một trạm nghỉ của
cuộc hành quân. Trong cuộc đời chúng ta cứ tưởng A là mục đích tối hậu
nhưng khi đạt đến thì hóa ra A chỉ là một trong những vô vàn mục đích mà
thôi. Qua truyện Tóc, Kawabata muốn nhấn mạnh sự tìm kiếm vĩnh cửu
trong đời người phù du?
Người tài xế xe hơi trong truyện Tạ ơn, luân phiên chở khách từ phía
Nam bán đảo đến phía Bắc rồi quay về. Anh đã chứng kiến thảm kịch của
người mẹ bán con. Và sự trách cứ của người tài xế cũng giúp người mẹ
nhận ra sai lầm của mình, không đem con gái mình đi bán nữa. Chính sự ra
đi và trở lại của anh đã nối kết được mối quan hệ giữa người và người. Hay
chính Kawataba đã khái quát lên hình ảnh của chúng ta là những người lái
chuyến xe của đời mình và trên con đường ra đi và trở lại cội nguồn chúng
ta đã mang nặng ân tình của sự tạ ơn?
Trong truyện Gương mặt người chết, người chồng đi du lịch trở về bắt
gặp vợ mình đã chết. Anh chăm sóc cho người vợ lần cuối cùng, sửa lại
gương mặt nàng cho tươi tắn. Trong khoảnh khắc người mẹ bước vào
phòng và kêu lên thảng thốt, anh đã hiểu ra bí ẩn của linh hồn con người.
Người ta cảm giác linh hồn có thật nhưng linh hồn chỉ là tưởng tượng mà
thôi. Chính tình cảm yêu thương của người chồng đối với người vợ, ngay