Lần này gọi Komako ở cửa, không phải là giọng của Yoko, mà là giọng
xúc động khiến trái tim thắt lại: người đem chiếc kimono mặc ngày cho
Komako lại là đứa con gái của người chủ mà cô đã ký giao kèo.
Shimamura hỏi:
- Còn cô gái trẻ kia, giờ ra sao?
Cô ấy lúc nào cũng ở ngoài nghĩa địa, dưới bãi trượt tuyết kia kìa. Anh
nhìn mà xem, nghĩa địa ở phía bên trái cánh đồng kiều mạch hoa trắng đây.
Sau khi Komako ra đi, Shimamura dạo chơi trong làng.
Mặc bộ hamaka
thô bằng nỉ mới tinh màu đỏ da cam, một cô bé chơi
ném bóng vào một bức tường trắng, dưới một mái hiên.
Shimamura hào hứng ngắm nhìn phong cảnh trong sáng của mùa thu.
Tất cả ngôi nhà đều xây cất theo kiểu của chế độ cũ. Chắc hẳn là kiểu
vào thời đại các lãnh chúa phong kiến các tỉnh thường giao lưu trên đường
phương Bắc. Mái trước rủ rất thấp, gian trước sâu thăm thẳm, cửa sổ thấp
và dài ở gác căng bằng giấy, cao lắm cũng chỉ độ vài gang tay, rèm cói treo
dưới mái hiên.
Một bức tường đất nhỏ nhô lên trùm đầy mạch dại mùa thu, uốn cong
duyên dáng dưới sức nặng của hoa, dọc thân cây có những nhánh lá thanh
và cứng, vút lên như tia nước.
Anh thấy Yoko trên một chiếc chiếu rơm, bên cạnh đường, đang đập đỗ
dưới ánh nắng mặt trời. Những vỏ đậu khô, đám hạt bắn vung trước cô ta
như những giọt ánh sáng.
Hẳn là cô không nhìn thấy anh vì chiếc khăn choàng che lấp mặt. Cô
đang quỳ, ngực thẳng, chân xoạng ra, mặc chiếc hamaka miền núi, cô hát
khi đập lên những đám vỏ đỗ giàn trước mặt: một giọng hát thanh và sâu,
thấm buồn, thứ tiếng huyền bí lay động lòng ta như thể không biết từ đâu
tới: