Vào một sáng tháng năm, Kyoko bỗng được nghe trên máy thu thanh
những tiếng hát của chim chóc sống trong rừng. Đó là một buổi truyền
thanh trực tiếp từ một vùng rẻo cao, kế bên ngôi làng trong đó người chồng
trước của nàng giã từ cuộc đời. Tiễn chồng đi làm xong, nàng liền lôi ngay
trong ngăn kéo chiếc bàn trang điểm cái gương tay và bắt đầu ngắm bầu
trời quang đãng trong gương. Rồi nàng ngắm cả gương mặt mình in hình
trong ấy. Và thình lình nàng bỗng phát hiện ra một điều kì lạ - thì ra ai cũng
chỉ có thể nhìn thấy mặt mũi của chính mình bằng cách ngắm nó trong
gương; ngoài cách ấyra, không còn một cách nào nữa hết. Từ đó trở đi,
ngày nào Kyoko cũng phải ngắm nghía và sờ nắn trong gương gương mặt
của chính mình, để biết đích xác gương mặt in bóng trong gương kia cũng
chính là gương mặt nàng nhìn từ ngày ngày, không cần đến một chiếc
gương nào. Nhưng vì lẽ gì mà con người do trời sinh ra lại bị tước đoạt mất
cái bản năng thiết cốt là tự nhìn thấy được gương mặt của chính mình?
“Nếu có được bản năng ấy, con người chắc sẽ hoàn toàn bối rối hoặc
hoàn toàn mất trí chăng?” - Nàng tự hỏi.
Không, chắc hẳn ngay từ buổi sơ khai, con người đã không được trời đất
ban cho cái diễm phúc được nhìn thấy gương mặt chính mình. Thế nhưng
cái diễm phúc ấy có lẽ chuồn chuồn và bọ vái
lại có được. Chẳng lẽ
con người cần có gương mặt chỉ để cho người khác ngắm nghía hay sao?
Rõ ràng là ở đây có một cái gì đó na ná như là những nguồn khêu gợi yêu
đương...
Nàng gạt chiếc gương tay nhỏ ấy ra xa và bỗng bất thần nhận thấy rằng
màu sắc của chiếc bàn trang điểm bằng gỗ dâu chẳng hòa hợp tí nào với
những đường nét chạm trổ theo kiểu Kamakura của chiếc gương tay nhỏ.
Chiếc gương ngày trước, chiếc đã bị thiêu cháy cùng với thi thể của chồng
nàng, và cái bàn trang điểm này như thể hóa thành một quả phụ. Khi trao
chiếc gương tay và chiếc gương con gắn trong cái xắc cho chồng, nàng đã
mang đến chẳng những điều lành, mà cả điều dữ nữa. Vì ngày ngày anh
cũng đã nhìn thấy trong hai chiếc gương ấy cả sắc mặt chính mình và nhận