mình xuống sông, bên kia con đê, và sóng nước mênh mông đã đưa xác
Hậu trôi dạt không biết tới phương trời nào.
Riêng ông Lương thì nghĩ khác. Tuần lễ đầu tiên sau khi Hậu vắng mặt,
ông cũng sầu thảm không kém gì vợ. Nhưng rồi ông đặt lại vấn đề. Suy từ
Tân ra, ông lờ mờ đoán Hậu không phải tự tử. Con gái ông chắc cũng theo
một nhóm kháng chiến nào đó. Tân đang học hành đàng hoàng, có tương lai
rực rỡ, mà còn bỏ lên chui rút trong rừng đến nỗi bị ngã nước mà mất
mạng. Huống chi con gái ông ít học hơn, tất nhiên càng dễ bị dụ dỗ hơn.
Ông nhớ lại những lần Tân về nhà mang theo thằng bạn bí hiểm là Trần
Khải. Rồi nhớ lại cái lớp học Hậu và Duyên mở ra để tập trung phụ nữ
trong làng. Rồi những sách báo, những khẩu hiệu, những lúc Tân và Hậu
thậm thụt nói chuyện riêng với nhau. Như vậy là kết luận Hậu chưa chết.
Ông vẫn càn hy vọng. Hậu chỉ bỏ nhà đi mà thôi. Nhưng bỏ đi thì kể như đã
chết, cho nên vợ ông lên chùa cúng kiến là phải. Chỉ có một điều là, dù tin
chắc Hậu vẫn còn sống, ông vẫn không dám nói với ai kể cả vợ ông. Bởi vì
nếu lý trưởng biết con ông theo hội kín làm giặc, thì cả gai đình ông khó
sống ở cái làng này. Ông phải dấu kín chuyện ấy. Trước đây, lý trưởng đã
từng hỏi ông về Tân, về nhữgn ngày Tân âm thầm bỏ học. Ông phải nói dối
con ông nghe theo lời bạn bè, vui thú cô đầu, quên cả học hành. Giờ đây,
nhìn vợ khóc, ông cứ để cho khóc, coi như ông cứ tin là Hậu đã qua dời như
trong bức thư tuyệt mệnh Hậu để lại. Lý trưởng đã ghé chia buồn với ông,
sau khi cái Nhung, con trai lý trưởng,cùng một số học viên lớp đang may
cũ, kéo đến giúp bà Lương đi tìm xác Hậu dọc theo ven đê. Ông Lương lúc
ấy đã đoán là Hậu vẫn còn sống, nhưng vẫn phải não nuột thở dài bảo lý
trưởng:
Cảm ơn ông lý có lời hỏi thăm! Thưa thật với ông thời buổi này nhiễu
nhương quá, luân thường đạo lý bị đảo ngược hết ả rồi! Chả giấu gì ông, bà
tổng Trương cho người đánh tiếng xin cái Hậu nhà tôi là hẵng cứ như thả,