hoặc lắm khi nghe các cô đánh xé nhau, thì biết đâu tiên sinh lại chán ngay!
Vương Luân cười xòa rồi lên tiếng giục:
- Hẵng cứ biết thế! Năm cùng tháng tận, đi nghe hát một chầu đã!
Hai người thả bộ leo lề phố. Bên kia đường, ông Sửu nhìn sang theo dõi
và an lòng vì ông cũng biết Vương Luân là người vô hại. Vô hại bởi Vương
Luân tuy là đệ tử của Phạm Quỳnh, nhưng hoàn toàn hững hờ vế chính trị,
không theo Tây mà cũng chẳng thù Tây. Hễ có tiền thì chỉ nghĩ đến khu
Khâm Thiên mà thôi.
Hôm nay ở tòa báo về, Vương Luân muốn ghé thăm cô đào My õđể
cùng cô tống cựu nghinh tân giã từ năm cũ, tạm quên bà vợ quê mùa và bốn
đứa con nhỏ đang ngóng cổ chờ ông mang một món tiền nhuận bút ít ỏi về
sắm Tết. Ông tạt vào rủ Minh, bởi nhà hát chỉ cách gác trọ của Minh chỉ có
mấy chục thước. Điểm đáng quý ở ông mà bạn bè mà ai cũng thấy, là tiền
bạc ông rất dè xẻng với vợ con, nhưng lại rất rộng rãi với người ngoài, nhất
là phụ nữ!
Cái thú ả đào thì Minh không say mê lắm, mặc dù anh vẫn thường nghe
các đàn anh ca ngợi, trong đó có cả Nhượng Tống màMinh rất nể về văn tài.
Không mê, nhưng Vương Luân đã hạ cố mà rủ thì Minh không bao giờ dám
từ khước!
Nhà hát cuối năm đang ế khách nên hai người được đón tiếp rất nồng
nhiệt, nhất là Khâm Thiên công tử chi tiền rất hào phóng. Trong khi chờ
thầy đàn đến, chủ nhà mang bánh mứt và chai rượu ra mời khách rồi trao
cho cái trống chầu cho Vương Luân. Lần đầu tiên Minh chú ý đến cô đào
Mỹ, ngôi sao nổi bật ở đây mà nhà báo đàn anh đang cực kỳ say đắm. Đào
Mỹ tuổi đôi mươi, nhan sắc đang đương độ sung mãn, kề cận bên cạnh
Khâm Thiên công tử, nói cười vừa phải để làm duyên, tay bưng nước rót
hết mực lễ độ làm ông nhà báo chứa chan xúc cảm. Cũng như bao nhiêu