Bố chánh Phan Văn Tuyển bỏ chạy. Quân tứ tán. Một nhóm
chạy thoát vào thành, hợp với mấy nhóm khác tìm sang với quân Lê
Trực.
Đề đốc Lê Văn Trinh giả quyên sinh. Tuần Phủ Hoàng Hữu
Xứng bị bắt.
Cửa Nam, Thủy sư đề đốc Nguyễn đình Kháng tử chiến. Tàn
quân tháo rút hết vào trong thành.
Cửa Tây, quân cánh Lãnh binh Lê Trực không trụ lại được, tháo
lui vào trong. Đạn súng, đạn pháo Phú Lãng dội ào ào. Xác lính bấy
nát. Bên ngoài đoan Môn, lớp Dương Mã thành biến ra con đê đỏ.
Thịt lẫn đất.
Đâu trách được các người. Kẻ này cũng có lúc nghĩ hay là thuận
ý triều đình, hàng giặc (?). Để rồi về treo ấn quy ẩn, về quê làm thơ
chính trực than thời thế, vừa giữ được mạng mà vẫn được tiếng tiết
nghĩa với dân gian. Nhưng vận nước đang xuống, nghĩa khí cũng
xuôi theo. Vũ lực đã thua, gươm súng ta đâu đương lại được với
quân Thanh, quân Phú Lãng. Tâm lực lại nhược, mỗi người một
nhụt thì đời nào vực được (?). Nếu người không đốt lửa, ta không
đốt lửa, không ai đốt lửa thì đêm dài bao giờ sáng. Không có ta thì
còn bao người nằm góc tĩnh viên làm thơ yêu nước... Ở đây, trong
cơn sự này còn một ta. Thôi thì, cũng không mong sáng danh, mạng
bùn đâu kể.
Trăm năm trong cõi người ta Thương nhau thời khó nữa là hận
nhau. Hoàng thượng hỡi! Người cứ tự viết sử đi. Song song với
chính sử, luôn tồn tại một lịch sử khác. Người không che chắn hết
được đâu. Miệng dân gian bền và sáng lắm. Vậy nên bầy tôi này vẫn
một lòng thờ triều đình nhưng có chết cũng một dạ thờ dân. Để sau,
trẻ nó không cười, không oán...
So.. on... ne... oe... oa... Son ne. Tiếng kèn sô-na! điệu tuồng! Ôi!
Giọng kèn đó là giọng kèn tuồng Quảng. Ai lại chơi kèn vào lúc này?
Oe... oa... hu... oa... Hà Thành rộng là thế, mà đâu cũng là một giọng
kèn. Đấy! Nó đấy! cái âm, cái hơi đẩy như vậy thì chỉ người Quảng
mới có. Trăm năm trong cõi người ta. Thương nhau thời khó nữa là