vồng ngực căng đầy chảy xuống cổ ba ngấn trắng ngần. Đôi mắt bồ
câu tròn cứ mở to nhìn trời xanh tức tưởi...
Sau này ra quân, tôi về quê. Tôi đi tìm Tê-rê-xa Mùi. Mẹ tôi bảo,
nàng vẫn còn sống. Sức sống con người thật diệu kỳ. Tôi chẳng hiểu
vì sao Tê-rê-xa lại vượt qua cái chết mười mươi. Mẹ tôi bảo: “U đi
chợ qua xóm nhà thờ gặp Mùi. Nó hỏi: “Anh ấy viết thư về cho bác,
có nói gì về cháu không?”. Sự vô tình nhiều khi cũng có tội; tôi
không vô tình, nhưng tôi đã lảng tránh. Lảng tránh có phải là tội lỗi
với một người tàn phế như nàng? Vài ba lá thư gửi cho Tê-rê- xa
Mùi, tôi hỏi thăm sức khỏe, sản xuất chung chung; lời lẽ bình
thường, không thân mật, chẳng vồ vập, tình cảm hững hờ, xã giao.
Tôi về xứ đạo, ván đóng thuyền rồi, nàng đã lấy chồng. Chồng
là thằng bạn cùng lớp tôi – cái thằng năn nỉ tôi nhường để được nói
chuyện với Mùi đêm Giáng sinh năm ấy. Ngày ngày, chồng tung
lưới đánh cá trên sông cái, đầm Vạc. Vợ ngồi nhẩn nha dệt chiếu cói
cùng đứa con gái mắt cũng tròn to như mắt mẹ. Bình yên. Giản dị.
Ấm áp... Tôi chẳng có lý do gì lưu luyến, nán lại bên Tê-rê-xa nữa; dù
đôi mắt tròn to của nàng mọng nỗi buồn...
Những ngày xưa cũ chưa thật xa lắm. Tê-rê-xa bây giờ vẫn vẹn
nguyên là Tê-rê-xa ngày xưa. Nhưng, vợ tôi đã không còn là vợ tôi
nữa. Tôi nhận ra cái nửa kia không phải của mình từ lần vợ chồng
nằm bên nhau, trần truồng trong chăn. Tôi rúc vào nách nàng. Tay ve
vuốt mông tròn và vòng eo thon. Tôi chìm vào đam mê, thăng đồng
trần thế. Bất chợt, nàng bảo: “Anh ạ. Mả mẹ cái con hàng tôm. Bán
cho em năm lạng về nhà cân lại chỉ còn bốn lạng chín”. Tôi thụt chim
lại. Lửa lòng tắt ngấm. Lạnh ngắt như đồng.
Tôm với cá thì có họ hàng hang hốc, có liên quan đếch gì đến
chốn giường chiếu? Nàng đang ôm ấp cùng tôi mà đầu nghĩ đến cá
tôm. Nàng tha nhân ngay cả lúc tôi đang quằn quại trên bụng nàng.
* * *
“Mùi! Tê-rê-xa Mùi?” Tôi ngỡ ngàng quá. Cũng đôi mắt bồ câu
tròn to mơ màng ấy, cũng dáng hình thanh thoát, dịu dàng ấy, cũng