tường đối diện. Nhiều năm sau, chiếc bóng lẻ loi và thứ ánh sáng
chập chờn nhiều ma mị giấc khuya ấy còn ám ảnh tôi. Năm đó tôi
mười bảy và chị hai ba. Tôi tên một loại hoa hết sức thông thường -
cúc. Chắc không phải cúc trắng vì da tôi đâu có được vậy. Vàng,
càng không. Và chẳng lẽ có một loại cúc đen cho phù hợp với tôi.
“đứa con gái miền biển da nâu giòn, săn chắc”, chị hay gọi tôi bông
lơn vậy cho vui chứ đâu có mấy hồi kêu cúc. Trong giao tiếp hàng
ngày chị một điều cưng hai điều cưng, giọng nũng nịu mè nheo.
Đáng yêu và êm tai hết sức. Còn tên chị? Không thuộc về ngày.
Không ánh mặt trời, không sáng lóa, không bừng tỏa. Là đêm. Tôi
cau mặt: “Tên gì kỳ cục! Tên nghe núp lén, bí mật quá chừng”. Chị
thêm: “Bí ẩn và trắc ẩn nữa chứ”. Tôi hiểu loáng thoáng hai từ đầu
và rất lâu về sau này mới hiểu hết được hai từ sau. Hiểu và buồn
lặng.
Cứ nghĩ được đi ngủ lang, được lên phòng chị để coi ti vi ai dè,
toàn là chóc mỏ nghe chị kể chuyện. Chẳng chuyện của ai. Chỉ
chuyện của chị. Chuyện về cái xứ đạo có tên An Hiệp. Về châu
Thành. Về quê nhà mênh mang dạt dào sông nước của chị. Lần đầu
tôi biết đến cái tên Kiến Hòa và qua chị thấy gần chứ hồi giờ cứ
nghĩ, ở đâu đó xa lăng lắc. Một cái tỉnh nằm tút tận miền tây mà
mình không cách gì hình dung ra được. Chị đêm nói, chị ưng anh
Phước vì ba chị ép. Ba chị với ba anh Phước là bạn. Nhà ở khác
huyện nhưng cùng đi học trên tỉnh. Ở trọ chung một nhà học chung
một lớp. Thân thiết lắm! Hai người hứa làm sui với nhau từ hồi chị
mới qua cấp hai chứ mấy. Ba anh Phước làm vườn, trồng cây cảnh
để sinh sống và hiền khô. Còn ba chị là sĩ quan thuộc chi khu Kiến
Hòa, dữ hết biết! Trước khi có chồng, chị đã thương một người học
trên Sài Gòn, học trường bảnh dữ lắm! Học bên Phú Thọ ra làm tới
kỹ sư đó cưng, nhưng ảnh có tham gia phong trào đấu tranh của
sinh viên học sinh. Ba chị biết, đùng đùng nổi giận. Xách súng ra
phía trước bắn chỉ thiên đúng ba phát rồi xách súng vô nhà kê ngay
màng tang, (chị nói thêm: màng tang chị chứ không phải màng tang