ngôi nhà mà dường như ký ức cho tôi hay đó là ngôi nhà chị. Phải
không? cái cổng này sao rất quen. Phải không? Bức tường rào sơ sài?
Phải không? Khung cảnh này sao quá lắm gần gụi? Không đừng
được, tôi bước vô. Và cứ thế một mình ngẩn người nơi hàng hiên,
nơi gian nhà ngoài với những chiếc ghế làm bằng thân dừa thật
khéo. Vắt ngang chiếc tủ thờ rất xưa là câu này: “Học, học nữa, học
mãi...” viết bằng nét chữ nguệch ngoạc. Một câu của ai đó, chị đêm
ưa đem ra trích dẫn mỗi khi hai chị em nói chuyện với nhau về đề
tài học. Giờ, ong ong bên tai mình bằng một giọng Nam Bộ đẽo đợt
uể oải khiến tôi phải giật mình. Là câu chị dùng, là giọng chị nói.
Không trật. Vậy chị phải ở ngay đây. Ở trong chính cái ngôi nhà này.
Không thể trật được.
Vừa nghĩ tới đó, tôi bỗng thấy mình nghẹt thở và phải lấy hơi
hít sâu mấy ngụm khí trời để bớt hồi hộp trước khi hăm hở đi thẳng
xuống nhà sau. Chị sẽ như thế nào đây, sau ngần ấy năm xa cách?
chị đang ở với ai? cũng có thể chị lập gia đình với người tình thuở
học trò, cái ông rất bảnh học trường Phú Thọ chừng tốt nghiệp làm
kỹ sư đó! Phải rồi, sau giải phóng anh sẽ ở côn đảo về. Sẽ gặp lại, sẽ
sum họp và sao không thể cùng về chung sống với nhau, sau ngần
ấy trắc trở gập ghềnh?
Tiếp tôi không phải chị, mà cũng không phải một cô gái một
chàng trai nào đó hơi hơi giống chị. Là một bà già Nam Bộ rất hiếu
khách, hỏi thăm tôi đủ thứ và mời tôi ăn quá trời là trái cây. Ăn đã
đời còn cho thêm một bịch chôm chôm và một trái mít tố nữ. Bà già
cũng cho tôi biết thêm là nhà không có con cháu, em út gì tên đêm
hết! Nói rồi cười xuề xòa: “Trời ơi! Khùng ha! đặt tên gì kỳ! đặt tên
vậy cho đời tối thui sao!”. Ngồi lại thêm buồn, tôi chào tạm biệt. Đã
đứng ở cổng vẫn còn chưa chịu đi. Tôi cố tình nấn ná chỉ để hỏi một
câu:
- Vậy, ai viết cái câu dán trên tủ thờ vậy, bác? Mà sao viết vậy?
- Thằng chồng tui viết chứ ai. Tự ổng đĩ ngựa ổng viết vậy đó!
Bước chân lâng châng tôi quay lại với đám bạn, uống liền mấy
ly Phú Lễ ngâm chuối hột. Rượu xộc cay và nỗi nhớ xộc cay. Nhớ