sử. Ông ta nói: "Cổ kim, con người cũng khác gì nhau mấy", "Những dân
tộc khác màu da, tính tình cũng giống như nhau cả thôi". Rồi liên miên,
cuối cùng ông ta đề cập đến vấn đề học sinh và quan lại. Luận điệu của ông
ta như sau:
- Bây giờ trong xã hội có cái "mốt" khá phổ biến là chửi quan lại, mà
chửi hăng nhất là học sinh. Nhưng quan lại có phải là một chủng tộc đặc
biệt giời sinh ra đâu! Cũng là bình dân mà trở thành cả. Ngày nay quan lại
xuất thân học sinh không phải là ít, mà nào có khác gì quan lại cũ đâu!
"Dịch địa tắc giải thiên", thay đổi địa vị là rồi thế cả! Tư tưởng, ngôn luận,
cử chỉ, tác phong đều chẳng khác gì nhau lắm. Ngay bao nhiêu những việc
học sinh mới làm vừa rồi, không phải là khó lòng tránh khỏi tệ lậu đấy ư?
Không phải là phân nửa đều tan thành mây khói đấy ư? Cũng là một chín
một mười thôi! Nhưng điều đáng lo cho tương lai Trung Quốc chính ở chỗ
đó..."
Hơn hai mươi người ngồi rải rác trong lớp học nghe ông ta giảng, kẻ
thì đâm ra buồn nản, có lẽ vì cho rằng ông ta nói phải, kẻ thì đâm ra phẫn
nộ, có lẽ vì cho rằng ông ta làm nhục đến thanh niên thần thánh. Có mấy
anh nhìn ông ta mỉm cười, có lẽ cho rằng chính ông ta đang biện hộ cho
ông ta. Bởi vì ông Phương Huyền Xước là một người vừa đi dạy, vừa làm
việc quan!
Thực ra, nhầm cả. Đó chẳng qua chỉ là một kiểu bất bình mới của ông
ta mà thôi. Tuy nói là một kiểu bất bình nhưng lại chỉ là một kiểu lý luận
suông để được an thân. Chính ông ta cũng không biết rõ là vì ông ta lười
hay là vì ông ta không được tích sự gì thật, mà ông ta cảm thấy không thích
hoạt động gì cả và hết sức an phận thủ thường. Ông Tổng trưởng (1)vu oan
cho ông ta mắc bệnh thần kinh; miễn địa vị ông ta không bị lung lay thì
thôi, ông ta không mở miệng cãi lại. Lương lậu giáo viên hơn nửa năm
chưa trả, miễn ông ta còn có món lương về chức quan đủ ăn tiêu thì thôi,
ông ta quyết không mở miệng đòi. Chẳng những không mở miệng đòi mà