một chiếc ghế dài, nhưng mặt ván chỉ rộng bằng ba phần tư cái đùi của tôi,
còn chân thì lại cao gần bằng hai chân tôi. Tôi chưa có gan trèo lên bỗng
chợt liên tưởng đến một thứ dụng cụ tra tấn đặc biệt mà bất giác sởn tóc
gáy, bỏ đi ra.
Đi được một quãng xa, bỗng nghe tiếng anh bạn hỏi:
- Thế nào đấy?
Quay đầu lại mới hay là anh bạn đã bị mình cầm tay kéo bừa theo.
Anh ta rất đỗi ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Sao, sao lại cứ cắm đầu bỏ đi như thế, hỏi không nói?
Tôi trả lời:
- Xin lỗi. Tai tôi ù lên, anh hỏi không nghe.
Về sau, mỗi lần nghĩ đến, tôi rất lấy làm quái lạ. Hình như lối hát
tuồng đó không hay lắm, nếu không phải thì chắc là cái cách ngồi xem
tuồng như thế kia, đối với tôi, không thích hợp nữa rồi!
Lần đi xem thứ hai, không nhớ vào năm nào, chỉ nhớ vào dịp quyên
tiền giúp dân Hồ Bắc bị nạn lụt, và lúc đó kép Đàm Khiếu Thiên còn sống.
Quyên bằng cách mua một cái vé hai đồng bạc đến xem hát ở rạp Đệ nhất
võ đài. Rạp này toàn là kép có tiếng đóng, trong đó có Đàm Khiếu Thiên
(2). Tôi cũng mua một vé, thật ra là nể người đi quyên mà thôi. Nhưng rồi
hình như lại có một anh nào hiếu sự, nhân dịp đó nói cho biết một điều hết
sức quan trọng. Thế là tôi quên mất cái nạn chiêng trống inh tai năm trước,
cứ đến rạp Đệ nhất võ đài. Nhưng có lẽ lần đi xem này, cái vẻ quý báu kia
cũng quyết định một phần. Đã bỏ tiền ra mua bằng một giá đắt như thế thì
phải sử dụng mới khỏi tiếc. Tôi dò hỏi biết được là kép Khiếu Thiên chỉ
phần cuối vở mới ra. và Đệ nhất võ đài là một rạp hát kiểu tân thời, không
cần phải tranh nhau chỗ ngồi, nên yên chí và chần chừ mãi đến chín giờ