chúng tôi, phàm con gái đi lấy chồng rồi nhưng chưa phải đảm đương việc
nhà thì mùa hè thường được về nhà mẹ chơi. Hồi đó, bà nội tôi tuy còn
mạnh nhưng mẹ tôi cũng đã phải lo liệu một phần việc trong gia đình, nên
mùa hè không thể về ở nhà lâu được, đành phải chờ tảo mộ xong xuôi, rỗi
rãi mới về ít ngày thôi. Mỗi năm nhân dịp này, tôi cũng theo mẹ tôi về ở
nhà bà ngoại. Nhà bà ngoại tôi ở làng Bình Kiều (6)một làng nhỏ ở bên bờ
sông, cách biển không xa lắm và rất hẻo lánh. Cả làng không đầy ba mươi
nóc nhà đều làm ruộng, đánh cá, chỉ có một phố bán hàng xén nho nhỏ. Tuy
vậy đối với tôi, Bình Kiều là một cảnh thiên đường, ở đây không những tôi
được chiều chuộng mà lại không còn phải học những câu: "Trật tự tư can, u
u Nam Sơn (7)nữa.
-----
(6) Nhà bà ngoại Lỗ Tấn chính ở làng gọi là An Kiều, cũng thuộc phủ
Thiệu Hưng, gần miền biển. Đó là một làng hẻo lánh, gồm hơn 30 nhà, toàn
người họ Lỗ (N. D).
(7) Đó là hai câu đầu thiên can ở Tiểu nhã sách kinh thi
Tôi có rất nhiều bạn nhỏ. Vì tôi là khách đường xa nên cha mẹ các anh
bạn tôi cũng bớt công việc cho họ để đến chơi với tôi. Ở làng nhỏ, khách
của một nhà mà hầu như cũng là khách chung của cả làng. Chúng tôi xuýt
xoát bằng tuổi nhau, nhưng kể thứ bực thì nhất nhất các anh ấy cũng là bác,
chú tôi, có mấy người, tôi còn phải gọi bằng ông nữa kia, bởi vì cả làng đều
người cùng họ, bà con với nhau hết. Nhưng chúng tôi là bạn, giá thử đôi
khi cãi lộn nhau rồi cháu có nhè ông mà đánh thì trong làng, từ già đến trẻ,
quyết chẳng ai nghĩ ra hai chữ"phạm thượng" mà luận tội, bởi vì ở đây chín
mươi chín phần trăm đều không biết chữ.
Việc của chúng tôi hàng ngày đại khái là đào giun, mắc vào lưỡi câu
nhỏ làm bằng dây đồng rồi ra nằm bẹp ở bờ sông câu tôm. Tôm là giống
khờ dại nhất trong các giống vật ở dưới nước; chúng nó cứ lấy hai cái càng