nướng xong, rồi cắm đũa vào, lung tung chẳng theo hàng lối gì hết. Đó là
"cỗ cầu phúc", chờ đến canh năm, bày ra thắp đèn, dâng nhang, khấn vái
chư vị phúc thần về hâm hưởng. Chỉ có đàn ông mới được ra cúng mà thôi.
Cúng xong tất niên lại đốt pháo. Năm nào cũng thế, và nhà nào cũng như
nhà nấy, miễn là có tiền sắm được lễ vật, mua được pháo, thế thôi. Và năm
nay, tất nhiên cũng lại thế. Sắc trời u ám. Về chiều, tuyết lại bắt đầu xuống
nhiều. Hoa tuyết có cái to bằng hoa mai, bay khắp không trung. Rồi thì
khói pháo, cộng với sự rộn rịp xung quanh làm cho Lỗ Trấn trở thành nhốn
nháo hẳn lên. Lúc tôi trở về phòng sách nhà chú Tư thì mái ngói đã phủ đầy
tuyết trắng phau, rọi vào làm cho căn phòng sáng hẳn. Bức chữ "Thọ" to
tướng, nét son, dập theo chữ Trần Đoàn lão tổ (5)treo trên vách, trông cũng
nổi. Đôi câu đối treo hai bên thì một vế đã rơi mất rồi, cuộn lại lồng phồng
để trên án thư, một vế còn đấy, đề là: Sự lý thông đạt tâm khí hòa bình (6).
Buồn tình, tôi đến trước bàn sách kê cạnh cửa sổ, lục xem. Chỉ thấy một
chồng Khang Hy tự điển, không chắc còn trọn bộ Cận tư lục tập chú (7)và
một bộ Tứ thư thấn (8). Tôi định bụng nhất quyết thế nào ngay mai cũng
rời khỏi nơi này.
-----
(1) Giám sinh - là sinh viên trường Quốc tử giám, trường của triều
đình. Đời Thanh chỉ còn giữ cái tên mà thôi, chứ ở đây không dạy học nữa.
Chức giám sinh cũng như chức ấm sinh, tổ tiên có công với triều đình thì
con cháu được chức giám sinh.
(2) Lý học tức là Tổng học, một thứ nho giáo bị người đời Tống xuyên
tạc đi nhiều.
(3) Khang Hữu Vi (1858-1927) người lãnh đạo cuộc duy tân năm Mậu
Tuất, cuối đời Thanh.
(4) Theo tục lệ Trung Quốc ngày trước, lễ này thường là vào khoảng
từ 24 đến 30 tháng Chạp.