sinh phát hiện ra thì nhất định họ chẳng xem ra gì nữa. Ông ta bỏ chiếc
kính lúp xuống, thở dài, oán giận.
Thứ đến cuốn Trung Quốc lịch sử giáo khoa thư. Người biên soạn quả
thật không chú ý biên soạn cho giáo viên dùng. Sách tuy có nhiều đoạn gần
khớp với cuốn Liễu Phàm cương giám, nhưng phần lớn thì lại khác hẳn.
Chỗ giống, chỗ không, như thế làm cho người ta khi giảng bài không biết
làm thế nào để dùng được tài liệu ở cả hai cuốn. Nhưng khi chợt nhìn thấy
mảnh giấy kẹp trong cuốn giáo khoa thư thì ông ta lại giận cái ông giáo dạy
sử kia đang giữa năm học mà lại xin từ chức đi, bởi vì trên mảnh giấy đó có
ghi câu:
Bắt đầu từ Chương Tám: "Sự thương vong của Đông Tấn".
Giá thử như cái ông giáo kia chưa giảng xong đoạn nói về Tam Quốc
thì việc soạn bài của ông ta bây giờ cũng không đến nỗi chật vật như thế
này. Ông ta thuộc nhất là lịch sử đời Tam Quốc. Nào là Đào viên kết nghĩa,
Khổng Minh tá tiễn, Tam khí Chu Du, Hoàng Trung định Quân sơn trảm
Hạ Hầu Uyên v.v.... đoạn nào chả thuộc lòng như cháo, giảng một học kỳ
cũng chưa hết. Sang đến đời Đường, thì lại có những việc như Tần Quỳnh
bán ngựa, cũng là những việc ông ta biết rõ lắm. Ai có ngờ hôm nay lại
phải giảng về Đông Tấn! Ông ta thở dài oán giận, rồi kéo cuốn Liễu Phàm
cương giám lại xem.
- Gớm, cái anh này! Đứng ngoài nhìn vào chưa đủ sao mà lại còn phải
chui vào trong nhà mình?
Người nào đứng sau lưng ông ta vòng tay ra phía trước, hất cằm ông ta
lên. Nhưng ông ta vẫn ngồi yên, vì theo giọng nói và cử chỉ đó, ông ta cũng
biết người rón rén đi vào đó là Hoàng Tam, bạn đánh mạt chược với ông ta.
Hoàng Tam tuy là chỗ chơi thân với ông ta - mới tuần trước đây thôi, hai
người rủ nhau đi đánh mạt chược, xem tuồng, uống rượu, theo gái - nhưng
từ khi ông ta đăng cái bài: "Nhiệm vụ của quốc dân là phải chỉnh lý quốc