nơi này! Nhiều người được nghỉ hè còn chẳng muốn về quê, ra trường rồi
họ sẽ vẫn quyết tâm trụ lại!
Em tin là họ nói thật! Và em hiểu rằng nếu lên học ở đây, em cũng sẽ
phải thích nghi như thế! Có thể một lúc nào đó, em không còn thấy ngại
ngùng khi mặc ra đường những bộ quần áo ngắn ngủi, hở đùi, hở cổ; không
đỏ mặt bởi những cái ôm ngoài công viên hay những chiếc hôn trên ghế đá;
không lạ lùng khi nhìn cảnh chèo kéo, mời chào của những gái bán hoa. Có
thể, một lúc nào đó, em sẽ cắt đi mái tóc tết đuôi sam óng ả này để uốn
xoăn, hấp nhuộm; sẽ cất đi đôi dép quê loẹt quẹt kia và bước lên đôi giày
cao gót có ghim những viên đá nhỏ với quai đỏ dây hồng. Nhưng em à, anh
mong là em sẽ không quên, rằng em đã lớn lên từ tình yêu thương của cha
và mẹ, từ hạt gạo vàng của đồng lúa bao la, và từ dòng nước xanh của con
sông quê êm ả, hiền hòa...
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NHỮNG NGƯỜI HOÀI CỔ
Hoài cổ tức là nhớ về những gì xưa cũ. Vậy thì rất khó để nói rằng
việc hoài cổ là nên hay không nên. Bởi nếu những gì ta hoài cổ là tốt đẹp
thì đương nhiên là nên, và ngược lại.
Ví dụ như ngày xưa, chuyện trai gái lên giường với nhau khi chưa
cưới là điều cực hiếm, và bị gia đình, xã hội lên án, phản đối gay gắt. Vậy
nên nếu lớp trẻ bây giờ yêu nhau mà hoài cổ như ngày xưa thì thật tốt quá!
(ít ra là theo quan điểm của những người làm cha mẹ). Và cũng theo ngày
xưa, việc đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện đương nhiên, là việc bình
thường. Vậy nên nếu bây giờ, một ông chồng mà hoài cổ như ngày xưa thì
đó là điều tồi tệ, là xấu xa lắm! (ít ra là theo quan điểm của những bà vợ).
Ấy thế nhưng có một kiểu hoài cổ mà gần đây đang có dấu hiệu xuất
hiện trở lại và ngày càng phổ biến, đó là "xếp hàng mua đồ". Quán café