chỉ nhỉ? Hay là hàng đểu?; "Bánh gia truyền gì mà ngọt và ngấy quá, ăn
được một miếng đã ngán rồi"...
Thực ra, cái việc hoài cổ mà xếp hàng mua đồ này, nếu ai thích thì cứ
làm thôi, bởi nó cũng chả có gì xấu, chả gây hại cho ai, không trái pháp
luật, cũng chẳng đi ngược với thuần phong mỹ tục. Ngược lại, nhìn cảnh
xếp hàng ấy lại thấy vui vui. Bởi việc cả một đoàn người dài ngoằng hàng
cây số chen chúc nhau chỉ để uống một ly café thì chứng tỏ cái gu thưởng
thức của dân ta cũng tinh tế lắm; bởi việc đứng cả tiếng đồng hồ ngoài trời
nắng để chờ mua một chiếc bánh trung thu, một con gà quay, chứng tỏ cái
trình độ ẩm thực của dân mình cũng cao cấp lắm; cả việc những chiếc váy
hàng hiệu được thanh lý với giá vài chục triệu vẫn khiến người ta phải xếp
hàng tắc phố nghẽn đường để tranh mua, chứng tỏ dân mình nhiều người
giàu lắm...
Vì thế, cứ mỗi lần đi qua những trung tâm thương mại, hoặc những
cửa hàng, cửa hiệu, thấy cảnh chen chúc chờ mua đồ là tôi lại có cảm giác
thú vị, vui vui, rồi mỉm cười, miệng lầm rầm: "Những người hoài cổ!".
Thế nhưng đến một ngày, tôi đã không còn cái suy nghĩ ấy, đó là khi
tôi thấy hàng người dài miên man, giữa trưa hè oi nóng, nhích từng bước
trước cửa quán cơm từ thiện 2 nghìn đồng. Cũng là hàng người xếp hàng,
nhưng tôi lại không thấy cảm giác thú vị, không thấy vui, không thể mỉm
cười, bởi tôi hiểu rằng dân mình còn nhiều người nghèo khổ lắm! Tôi cũng
không nghĩ rằng những người đang xếp hàng trước quán cơm kia là những
người hoài cổ, bởi họ xếp hàng không phải vì sở thích, chẳng phải vì thú
vui, họ xếp hàng bởi họ đói, họ nghèo mà thôi. Và tôi gọi họ bằng một từ
khác: "Những người hoài khổ!".
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
HẠ VỀ