chống dài miệt mài trợ giúp, từng ngày từng giờ âm thầm phòng vệ khiến
cho nghìn năm đã trôi qua mà bàn tay ong bướm kia vẫn chưa một lần
chạm được vào bờ vai của cô gái đoan trang ấy.
Giá trị xưa cũ của Gia Lâm còn nằm ở làng gốm Bát Tràng. Tràng
nghĩa là dài, là rộng, là to, còn Bát thì đương nhiên là cái bát rồi. Một cái
bát to và dài ý nói ghề gốm này mang đến cho người dân nơi đây bát cơm
no đủ, cuộc sống sung túc. Người ta còn liên tưởng cả Bát Tràng với cái bát
vàng, như là vật báu, là tinh hoa, là niềm tự hào, là nét đẹp truyền thống
quý giá của dân tộc.
Gia Lâm cũng là nơi địa kinh nhân liệt, à nhầm, địa linh nhân kiệt, chả
thế mà nó lại được chọn là trụ sở chính của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, là
cái nôi của người tâm thần khắp thủ đô. Mỗi năm bệnh viện vẫn đều đặn
tuyển sinh, đào tạo và cho tốt nghiệp hàng nghìn bệnh nhân rồi trả họ về
với cuộc sống bình thường dù cho chỉ khoảng nửa tháng sau là 80% bệnh
nhân phải quay trở lại bệnh viện vì có dấu hiệu tâm thần tái phát.
Nhưng hơn tất cả, Huyền muốn đến Trâu Quỳ. Nếu Hà Nội được ví
như thế thăng long, tức rồng bay; Quảng Ninh có thế hạ long, tức rồng hạ
cánh; đâu đó có thế voi chầu, hổ phục thì Gia Lâm có thế trâu quỳ. Xưa nay
trên sách vở, phim ảnh chỉ thấy trâu đứng, trâu chạy, trâu nằm, trâu ngồi,
chứ còn trâu quỳ thì tuyệt nhiên chỉ ở Gia Lâm mới thấy.
Vùng đất này đương nhiên không có được tốc độ đô thị hóa nhanh và
mạnh như Từ Liêm. Dẫu rằng đâu đây người ta vẫn thấy có những công
trình đang hối hả xây dựng, nhưng hỏi ra mới biết hầu hết là họ đang xây
nhà nghỉ: "Nhu cầu thuê phòng để nghỉ ngơi lành mạnh của thanh niên bây
giờ cao lắm chị ạ, chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian, hi vọng hoàn
thành kịp tiến độ để sẵn sàng phục vụ nhu cầu tăng cao đột biến của khách
hàng, đặc biệt là trong dịp tết cúng cô hồn rằm tháng 7 và tết Trung Thu sắp
tới".