Tiền đầu khiên dẫn hậu diện thôi
Phía trước lôi kéo phía sau đẩy
Thành tâm niệm Phật xung tha tán
Thành tâm niệm Phật, đuổi họ
mất
Lục tự đình thời tha hựu hồi
Khi sáu chữ ngưng, họ lại về)
Chư vị lão sư, chư vị đồng tu:
Thời gian vô cùng quý báu, [hôm nay tôi] sẽ nói sơ lược những điểm
chính yếu với quý vị, chỉ cần mọi người nghe hiểu, tin tưởng, và ghi nhớ
được thì rất tốt. Nói về đề tài gì? Về ‘Sự phân biệt giữa học Phật và không
học Phật’.
Phân biệt giữa học Phật và không học Phật
Phần đông người không học Phật đều mê hoặc điên đảo, dĩ nhiên cũng
rất đáng thương. Tại sao nói như vậy? Tại vì muốn giác ngộ thì phải đi học,
khi hấp thụ được nền giáo dục hoàn hảo mới có thể giác ngộ. Nếu không cần
học vấn gì cả mà có thể giác ngộ thì thực sự rất hiếm. Chúng ta đã có cơ hội
học Phật, vả lại đã học rất nhiều năm, chắc có lẽ cũng có giác ngộ đôi chút,
nếu không giác ngộ gì hết thì chẳng phải cũng đáng thương như những
người chưa học Phật hay sao?
Không giác ngộ có gì xấu? Giác ngộ có gì tốt? Người không giác ngộ
thì hiện tại không có biện pháp gì hết, không những hiện tại không tốt, tương
lai sẽ còn tệ hơn bây giờ, hiện tại chưa tạo nhân lành, tương lai chuyện xấu
còn nhiều hơn nữa. Nếu là người giác ngộ thì bất kể bây giờ hoàn cảnh như
thế nào tuy khó tránh được tám nỗi khổ của đời người, nhưng nhờ có giác
ngộ nên biết đó là quả báo mà mình đã tạo từ đời trước, tuy chịu khổ nhưng
không oán trời trách người. Nhờ giác ngộ nên biết cách giải quyết nỗi khổ
trước mắt, có thể vun trồng thiện căn phước đức cho tương lai, mong cầu sau
này được giải thoát, đây là sự khác biệt giữa giác ngộ và không giác ngộ,
đều là ở điểm này cả.
Người không học Phật chẳng biết, phàm những người tin Phật và biết
học Phật, chỉ cần gặp mặt nói chuyện với nhau thì liền biết người này có
giác ngộ hay không. Trong một vạn người không học Phật thì có hết chín
ngàn chín trăm mấy cách suy nghĩ nhưng cái nhìn đối với ba đời thì đều
không quá ba loại. Những người nghiên cứu tâm lý học đều biết, đó là nghĩ
tưởng về những việc tốt đẹp hồi trước -- nuối tiếc quá khứ; phần đông đều