TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 48

Thật ra, ai cũng có ma theo bén gót. Ma trong tâm chẳng lo, lại toan dẹp Ma
bên ngoài! Vậy thì Ma là gì? Vọng niệm khởi chính là Ma, đó là Nội Ma.
Vọng niệm khởi lên thì dù quý vị có đi qua Tây Phương Cực Lạc thế giới nó
vẫn dùng móc lôi tuốt quý vị đi theo, quý vị không làm gì được. Sức lực của
ma thật là lớn vậy. Làm sao bây giờ?

Dù thế nào đi nữa, sức Ma lớn đến đâu vẫn chẳng thể lớn hơn sức Phật.

Một câu A Di Ðà Phật chiếu đến Ma, Ma liền bỏ chạy, Phật hiệu áp chế
được Ma. Vọng tưởng là Ma, niệm một câu Phật hiệu là Phật, dùng Phật
hiệu để áp chế Ma. Khi vọng tưởng khởi động là nghĩ tới Ma thì nó đến, ta
trị không được, chỉ có mình Phật hiệu thắng được nó, quý vị liền gấp rút
niệm Phật. Niệm thuần thục rồi thì dù mình có muốn gọi Ma tới, nó cũng
chẳng tới vì khắp trong tâm toàn là Phật. Có Phật thì không có Ma. Có Ma
thì không có Phật. Vì thế, đây là cách chế ngự Hoặc chứ không đoạn Hoặc,
không trừ gốc của Hoặc. Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới rồi thì tự
nhiên đoạn sạch Hoặc.

Chẳng cần phải nói nhiều nữa, ba điều trên là đủ. Trong bảy ngày này,

kính xin quý vị thực hành đúng theo những điều ấy, về đến nhà cũng vẫn tu
như vậy thì kỳ Phật thất này chẳng uổng phí. Tiếp đây, tôi dùng một bài kệ
để kết thúc:


a. “Tịnh Ðộ nan tín khước dị hành” (Tịnh Ðộ khó tin, nhưng dễ hành):

Chỉ mỗi mình Ðức Phật là có thể giảng minh bạch Tịnh Ðộ Tông, ngoại

trừ Ðức Phật không còn một ai khác có thể giảng minh bạch được. Vì thế,
Tịnh Ðộ “nan tín”. Học Phật nhiều năm, kinh sách mười phần coi hết chín,
vẫn chẳng tin nổi Tịnh Tông. Vì thế bảo là pháp Nan Tín. Nhưng đối với ai
tu được pháp này thì nó rất đơn giản. Những lời tôi nói đây đều là lời của Tổ
Sư, của Phật giảng, chứ chẳng phải là lời tôi giảng. Tôi chỉ là cái máy
cassette phát lại cho quý vị nghe mà thôi. Pháp tu dễ dàng nhưng phải có rèn
luyện lâu dài, chứ chẳng phải là vừa tu là thành tựu được ngay, vừa tu là
chứng ngay. Ðó là câu kệ thứ nhất.


b. “Toàn do nhị lực chánh trợ công” (hoàn toàn do hai lực và Chánh

Công Phu, Trợ Công Phu):


Nhị lực tức là công phu của chính mình (tự lực). Mình không dụng công

không xong. Ngoài ra còn có Phật lực, Phật đến tiếp dẫn mình. Quý vị xem,
phần nhiều tượng Phật A Di Ðà là tượng đứng, là dạng tiếp dẫn. Thật ra, vị
Phật nào cũng đều có Tịnh Ðộ riêng, nhưng các Ðức Phật khác chẳng đến
tiếp dẫn mình. Chỉ mình Ðức Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn ta. Quý vị không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.