TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 53

kia niệm chú kia đều uổng công. Dù có nhiều phương tiện, nhưng chẳng cần
phải tu phương tiện nào khác. Chẳng cần vận dụng phương tiện mà tâm tự
khai ngộ chính là điều tối khẩn yếu. Quý vị tu hành như thế đó, biến ý niệm
của chính mình thành Phật A Di Ðà, ngoài đức A Di Ðà Phật không còn có
tâm nào khác nữa, thì gọi là Nhất Tâm.

Ðiều vừa bàn trên chẳng phải chỉ dùng mấy câu là có thể giảng minh

bạch được, mà nó cũng rất khó giảng. Tôi chỉ nói điều khẩn yếu nhưng vẫn e
mọi người dù nghe rồi vẫn chưa hiểu rõ. Tôi nói câu sau đây nhiều lần: “Từ
sáng đến tối, trong tâm chẳng khởi vọng tưởng, chẳng khởi tạp niệm”, làm
thế nào để đạt được như vậy mới khỏi uổng công nói như thế! Trong hàng
Bồ Tát chưa chứng được Thất Ðịa còn nhiều vị chưa làm được điều này.

Nếu quý vị lại hỏi người khai thị làm được điều này chăng? Tôi cũng

chưa làm được! Quý vị không làm được lại bảo tôi làm, có hợp lý không?
Chẳng hợp lý! Tôi có phương pháp: vọng niệm khởi thì tạp niệm cũng khởi.
Khởi rồi thì làm sao? Kinh dạy: “Ðừng sợ niệm khởi, chỉ sợ chậm hay”.
Vọng niệm khởi quý vị mặc kệ, chẳng thèm biết đến là không được; vì là bị
ma dựa, là chứa chấp giặc mà mình vẫn không hay thì chúng sẽ làm loạn
trong tâm liền. Quý vị biết là có ma, có giặc thì phải phòng bị. Ðó là điều
nên làm vậy!

Khi khởi ý niệm xấu, quý vị bèn không tu Tịnh Ðộ nữa hay sao? Quý vị

tu Tịnh Ðộ nhưng không dùng phương pháp của Tịnh Ðộ, lại dùng phương
pháp khác, há chẳng phải là phiền toái sao? Quý vị dùng ngay bốn chữ A Di
Ðà Phật, vọng niệm vừa khởi, chẳng lý gì đến hết thảy, cứ A Di Ðà Phật, A
Di Ðà Phật.... Vọng niệm vừa khởi liền niệm mấy mươi câu A Di Ðà Phật đè
nó xuống. Ðây gọi là Chế Phục Hoặc. Ðè nén được nó thì ma đó, giặc đó
chẳng nổi dậy được, Ðè nén phía dưới, những thứ bất tịnh chất chứa cũng bị
đè xuống dưới thì trên mặt sẽ thanh tịnh, giống như một chén nước, nếu cát
bụi bị lắng xuống dưới, phần nước bên trên sẽ trong veo. Ðấy chính là Chế
Phục Hoặc!

Giống như vậy, khi lâm chung, mới vừa giao cảm thì phần trên sẽ xuất

hiện trước, phần dưới chẳng xuất hiện. Phần trên là A Di Ðà Phật nên bèn
được A Di Ðà Phật tiếp dẫn đi. Còn nếu như phần dưới hiện ra thì không
vãng sanh được, Phật A Di Ðà cũng chẳng biết làm sao. Trên đây là nói về
phương pháp “chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ chậm hay” vậy.

Chúng ta không phải là người xuất gia. Người xuất gia sống trong chùa

nên không bị xã hội tạp loạn gây chướng ngại. Vì họ ít việc nên chẳng khởi
tạp loạn. Chúng ta tại gia rất khó làm được vậy, toàn là lo những việc thế
tục. Chẳng hạn như nói đến những vật thường thấy thuộc về thất tình: ai nấy
đều tính toán tiền bạc. Hễ tính toán tiền bạc thì nghĩ: ai phải đưa cho mình
chừng đó tiền, mình trao cho ai chừng đó tiền, như vậy được mấy phân lời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.