TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 55

Nhất Tâm trong vòng bảy ngày này hay không? Nếu ở nhà đã chẳng hề
luyện tập thì đến đây làm sao đắc Nhất Tâm được? Làm gì dễ dàng như thế
được? Quý vị phải nhớ đây là chuyện thực tế.

Thường ngày luyện tập sẽ tập thành thói quen tự nhiên. [Khi đó] chẳng

cần đến chùa Linh Sơn dự Phật thất, ở ngay ngoài đường cũng là đạo tràng
vì đã quen rồi! Dù cho đến đây dự Phật thất chẳng đạt Nhất Tâm thì cũng có
được tăng thượng duyên hỗ trợ cho mình. Dù công phu của mình tệ bạc đến
đâu, đến đây thấy ai nấy đều niệm Phật, dù một mình ta không niệm, nhưng
lắng tai nghe thì cũng có hình bóng đức Phật in vô tâm mình. Công đức ấy
chẳng phải nhỏ. Chúng ta chưa nhận thức được rằng: Dù chỉ là tăng thượng
duyên cũng có đại lợi ích vậy.

Nói tóm lại, công phu hoàn toàn cậy vào sự luyện tập thường ngày, tập

quen sẽ tự nhiên thành tựu, tự nhiên làm được thôi! Trong kinh Di Ðà nói
các loài chim thuyết pháp, quý vị vẫn chưa thấu hiểu sao? Cho đến khi nghe
gió thổi qua những cây báu cũng tự nhiên sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp,
niệm Tăng, đấy đều là tự nhiên cả. Ðã quy về tự nhiên thì tự nhiên chẳng sợ
gì hết, làm bất cứ điều gì cũng là để lợi ích chúng sanh. Tâm trên vì Phật
pháp, dưới vì chúng sanh thì là đã thành công rồi. Một mảy riêng tư trong
tâm cũng không có. Hãy nhớ kỹ điều này!

Hơn nữa, từ ngày hôm nay trở đi, bao nhiêu tội nghiệp trước kia hãy để

cho chúng bị tiêu hóa hết trong tâm đi. Làm thế nào để tiêu hóa? Chẳng tạo
vạ mới nữa. Chẳng tạo vạ mới tức là chẳng vun bồi những chủng tử cũ.
Những chủng tử ấy chẳng được tăng trưởng ra ngoài thì lâu ngày chúng sẽ tự
nhiên diệt đi. “Tùy duyên tiêu cựu nghiệp” nghĩa là gặp phải sự việc bất hảo
liền gắng thay đổi hoàn cảnh. Như phần trên đã nói, quý vị bắt buộc phải sát
sanh không còn cách nào khác, thì quý vị nên niệm Phật thay cho chúng nó.
Tâm quý vị chẳng có những việc xấu ấy, tùy theo những sự việc xấu ấy mà
biến cải tâm lý. “Tùy duyên tiêu cựu nghiệp, cánh bất tạo tân ương” (tùy
duyên tiêu nghiệp, chẳng tạo thêm vạ mới) như vậy thì sẽ thành công.

Tiếp đây, tôi sẽ đọc qua bài kệ một lượt cho quý vị nghe. Ai thấy được

thì nhìn, không thấy thì nghe cũng vậy thôi.

“Tạp niệm giai thị bình tố tội”: Tạp niệm chính là vọng niệm khởi động.

Chẳng phải là quý vị muốn như vậy, nhưng vọng niệm chính là chủng tử của
tội nghiệp hiển hiện. Khi vọng niệm khuấy động bên trong thì gọi là Ma.
Thường ngày, khi nào quý vị gây tạo tội nghiệp thì khi ấy vọng niệm phát
khởi .

“Nhược bất tạo nghiệp niệm bất sanh”: Quý vị chẳng tạo tội nghiệp thì

vọng niệm chẳng sanh. Vọng niệm chẳng sanh thì ý niệm nào khởi lên cũng
là tịnh niệm, “tịnh niệm tiếp nối”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.