TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 64

XI. Khai Thị Phật Thất Tại Chùa Linh Sơn Năm Ất Sửu

(Ðệ tử Ngô Bích Hà kính ghi)

* Dốc lòng trừ mạn chướng, thiết tha cầu Nhất Tâm
Thưa các vị lão sư, các vị đồng tu.
Hôm nay tôi đến đây giảng, trước hết thanh minh một điều: Tôi hoàn

toàn không đến đây để giảng khai thị. Hai chữ “khai thị” tôi đảm đương
chẳng nổi, tôi chỉ đem những kinh nghiệm của chính mình ra bàn bạc để
người này, người kia tham khảo mà thôi.

Tiếp đến, thanh minh một câu nữa: trong lúc ngồi giảng ở đây, xin miễn

hết thảy những khách sáo thế tục, chỉ nghiên cứu “Nhất Tâm Bất Loạn”.
Người giảng, người nghe đều lấy “Nhất Tâm Bất Loạn” làm mục tiêu. Nếu
không, bị phân tâm một phần thì chẳng phù hợp với Phật thất vậy. Xin quý
vị nhiếp tâm, tâm không nghĩ gì khác lắng nghe!

Luận về “Nhất Tâm” thì đây là một đạo tràng đã lâu, hẳn quý vị hiểu rồi.

Ðã hiểu rồi thì xin hỏi một câu: “Quý vị đạt được hay chưa?” Hơn ba mươi
năm qua, có vị nào đạt được Nhất Tâm Bất Loạn chưa? Nếu như năm nào
cũng dự Phật thất nhưng năm nào cũng tán loạn thì có phải là dự Phật thất
trở thành chuyện phù phiếm hay sao? Thế nhưng, người học Phật làm gì
cũng phải chân thật. Bài kệ khai kinh có câu: “Nguyện giải Như Lai chân
thật nghĩa”.
Việc hư dối thì có làm cũng vô ích. Ðã vậy thì quý vị ắt sẽ tự
hỏi: “Niệm đến Nhất Tâm Bất Loạn trọn chẳng hề có ư?”

Tôi chẳng rõ là trong số quý vị, hoàn toàn không có một ai làm được

chăng? Ngược lại, tự hỏi mình trước. Với tôi thì Nhất Tâm Bất Loạn có thời
gian nhất định. Trong khoảng thời gian ngắn sẽ đạt Nhất Tâm Bất Loạn. Nói
như vậy ít nhiều đã có “cống cao, ngã mạn”, tự mình khoa trương. Tiếp đây,
chúng ta sẽ bàn về “cống cao, ngã mạn”. Trong ba mươi năm qua, tại nơi
đây, dự Phật thất, tôi giảng qua vấn đề này chẳng biết là đã bao nhiêu lần,
nhưng giảng rất nông cạn. Quý vị trong tâm ngầm coi thường, nghĩ rằng:
“Ông không cần phải nói, những chuyện đó tôi từng nghe qua rồi!” Quý vị
ơi! Khó biết được chuyện nào mình đã thật sự nghe qua lắm đấy! Nếu còn
giữ tâm như vậy thì chẳng đắc Nhất Tâm, mà là được cống cao, ngã mạn,
vẫn còn là phiền não. Nói như vậy nghĩa là sao?

Quý vị nghe kinh cũng nhiều, xem kinh chẳng ít, đáng coi là bậc đa văn,

nhưng chỉ hiểu được về mặt văn tự, chứ xét về mặt công phu chân thực thì
chẳng đáng bàn tới. Luận đến chân lý “tâm, Phật, chúng sanh bình đẳng bất
nhị”
, quý vị đã hiểu được đạo lý này hay chưa? Nói đến Phật thì chưa từng
thấy qua. Nói đến chúng sanh thì mọi người đều nghĩ là mình đã từng thấy
qua chỉ vì trong tâm nghĩ như thế này: “Người khác là chúng sanh, còn mình
chẳng phải”. Ðấy là cống cao, ngã mạn. Học như vậy thì chỉ học được phiền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.