TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 66

không siêng niệm Phật; đối với người khéo niệm Phật, có phải là sẽ tiêu sạch
được ác nghiệp từ trần sa kiếp chăng? Chỉ e rằng chẳng đơn giản như vậy.
Ví như vầng Thái Dương chiếu xuống tuyết, tuyết tan thành nước. Thế sao
tuyết đọng trên Tuyết Sơn suốt năm chẳng tan? Nào có phải là mặt trời
chẳng rọi xuống Tuyết Sơn đâu! Lời tục nói: “Băng đóng ba thước, chẳng
phải là trời lạnh một ngày”.
Chỉ đơn độc cậy vào sức mình, làm sao đạt
được “tâm không?” Làm sao tiêu trừ tội nghiệp được? Nói như thế thì nhất
định phải nhờ cậy [sức Phật]. Ðấy chính là Nhị Lực.

Ðiều thứ hai là chữ Nhị Lực chẳng phải chỉ nói về hai lực ấy, mà còn

hàm chỉ nhiều thứ. Chẳng hạn như trong đạo tràng này có rất nhiều người,
nhưng ta cũng có thể nói là có hai loại người. Một là giảng, hai là nghe. Vì
thế chỉ nói “hai” nhưng đã bao gồm người giảng, người phiên dịch, người
nghe, người lo liệu công việc... biết bao là thứ. Vì thế chữ “Nhị” còn hàm ý
“rất nhiều”.

Trong kinh A Di Ðà, mười phương chư Phật đều nói: “Chúng sanh các

người đều nên tin vào kinh Khen Ngợi Công Ðức Chẳng Thể Nghĩ Bàn
Ðược Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”.
Phật nói với Bồ Tát, Bồ Tát lại
đem lời ấy tuyên thuyết, lần lượt lan truyền rộng rãi như thế trùng trùng vô
tận, rốt ráo chẳng hề có kết thúc. Quý vị nghĩ xem, nghĩ đến cùng là nhiều
hay không nhiều vậy? Vì thế, sức của ác nghiệp cố nhiên là to, nhưng sức
của mười phương chư Phật cũng rất to. Do mười phương Phật đến giúp ta
tiêu nghiệp thì sợ gì chẳng thành tựu cơ chứ?

Kinh A Di Ðà dạy: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe kinh này

mà thọ trì và nghe danh hiệu chư Phật thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân
ấy đều được hết thảy chư Phật hộ niệm”.
“Niệm” có nghĩa là trong tâm Phật
có mình. Tâm Ngài đã có mình thì nếu mình có chuyện gì, các Ngài sẽ đến
giúp cho. Ðấy là “Hộ”. Nói như vậy có phải là chúng ta cứ ngồi chờ Phật
đến rước chăng?

Phật giáo Nhật Bản có một tông phái mệnh danh là Chân Tông chuyên

giảng về nguyện thứ 18 trong 48 nguyện của Phật A Di Ðà, cho rằng chỉ cần
tin vào Phật thì Phật sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Thật ra làm gì tiện lợi như
vậy! Cầu Phật đến tiếp dẫn phải có đủ Tín - Nguyện - Hạnh mới cảm ứng
được!

Thế nào là Cảm Ứng? Giống như quý vị niệm Phật ở nơi đây (không

phải là xướng Phật) thì Niệm chính là Tâm của quý vị, tâm quý vị khởi niệm
nơi Phật thì Phật hộ niệm quý vị. Hai bên hòa hợp, đó là Cảm Ứng. Nhưng
niệm Ðức Phật nào? Niệm A Di Ðà Phật. Nếu một mặt vừa niệm Phật A Di
Ðà, một mặt lại niệm Phật Dược Sư, tự cho rằng “đằng nào cũng là niệm
Phật” thì lại là lầm mất rồi, sẽ chẳng được cảm ứng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.