não, làm sao chúng ta luôn thấy “Phật, tâm, chúng sanh là bình đẳng” cho
được? Quý vị bề ngoài bình đẳng nhưng trong tâm đa số chẳng bình đẳng.
Ðấy chính là đại phiền não!
Bàn đến phiền não thì trong trăm pháp, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Bất
Chánh Kiến thuộc về căn bản phiền não. Ngoài ra còn có trần sa phiền não,
căn bản vô minh. Ba loại này đều là bịnh ai nấy đều có, ai nấy chẳng tự hay.
Càng học Phật, niệm kinh chẳng tự biết, phiền não càng nặng đều là do quan
niệm “tôi xem sách hoặc nghiên cứu kinh chẳng ít”. Nhưng kinh giống như
thuốc. Nếu như uống lầm thuốc chẳng đúng bệnh, rốt cuộc có lợi ích chi? Vì
thế, chúng ta chẳng thể thành tựu chính là do cống cao, ngã mạn. Tôi chẳng
nói đến những việc khác bởi chính cống cao, ngã mạn khiến cho mọi người
sau này thoái chuyển, làm sao còn bàn đến chuyện đắc Nhất Tâm Bất Loạn
được nữa?
Nói như vậy thì phải trừ khử cách nào mới nên? Phải “trong tâm thật sự
trống không, một niệm chẳng khởi”. Ðấy là chân lý. Nguyên lai bổn tánh là
bất động, hễ động thì gọi tên khác là Tâm. Chúng ta chẳng thường hay nói là
“khởi tâm động niệm” đó sao? Khởi tâm chính là khởi lên ý niệm. Một ý
niệm vừa khởi lên bèn có mục tiêu nên sẽ tạo nghiệp. Tạo nghiệp sẽ phải
lãnh quả báo. Thiện nghiệp thì thiện báo, ác nghiệp thì ác báo. Các báo
thiện, ác lại chẳng thể triệt tiêu lẫn nhau, làm gì phải chịu báo nấy. Giống
như nay chúng ta được báo ứng, so với ba ác đạo thì vẫn còn khá hơn. Tuy
vậy, chúng sanh gồm có cửu giới
5
, nhân loại chỉ là một trong chín giới đó,
vẫn chỉ là tạm thời ngoi đầu lên trên biển khổ mà thôi. Vẫn là nhiều đời,
nhiều kiếp đến nay, chẳng biết mấy khi làm lành, tạm hưởng được thiện báo.
Nói đến thiện báo thì phải có được thân người thì mới có thể giải thoát.
Nếu chẳng được thân người thì đừng nói chi đến chuyện hiểu Phật pháp,
ngay cả chuyện hiểu thông suốt những ngôn ngữ bình thường đã khó khăn
rồi: chim có tiếng chim, thú có tiếng thú. Nói đến thiện báo được làm thân
người thì xét đến cùng là do tạo nghiệp nào mà được, chỉ sợ chúng ta đều
chẳng tự biết vậy.
Nói chung, từ vô thỉ kiếp cho đến hiện tại, chúng ta tạo nghiệp, lãnh báo,
một bề biến hóa không ngừng, vậy thì hiện tại chúng ta phải nên làm gì?
Trước khi xét đoán phương pháp, chúng tôi xin minh định trước: Hễ có thân
là phải có khổ. Nếu không có cái thân tứ đại giả hợp này thì không có chỗ
nào để thọ khổ cả. Muốn tiêu tội nghiệp thì phải bắt đầu từ đầu nguồn. Ðầu
nguồn chính là Tâm. Tâm không có hình dáng nhưng lại chính là nguyên
động lực lôi kéo chúng ta luân lạc sanh tử. Chúng ta khởi tâm động niệm bèn
tạo nghiệp, nhiều đời nhiều kiếp chồng chất chẳng biết là bao nhiêu.
Trong kinh dạy: “Nếu như ác nghiệp có thể tướng thì trọn cõi hư không
chẳng thể chứa đựng nổi”. Nghiệp nhiều như thế đấy. Chẳng cần nói đến kẻ