TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 67

Quý vị xem đây: hai bàn tay tôi vỗ vào nhau phát ra tiếng. Ðấy là một

loại âm thanh. Dùng tay vỗ lên bàn thì lại là một loại âm thanh khác. Hai
loại khác nhau. Vì thế, đức Thích Ca Mâu Ni Phật dạy quý vị niệm A Di Ðà
Phật thì quý vị niệm A Di Ðà Phật, chỉ nên tuân theo Thánh Lượng thì mới
được lợi ích!

Tiếp đây, tôi đem các phương pháp dạy niệm Phật của chư Tổ Sư tặng

cho quý vị. Nếu thật có thể hành đúng như pháp thì sẽ có thể chế phục Hoặc,
đạt được Giả Nhất Tâm (Nhất Tâm có hai loại: Lý Nhất Tâm là chân lý, Sự
Nhất Tâm thuộc về tướng trạng bên ngoài, là phương tiện. Vì thế, Sự Nhất
Tâm còn được gọi là Giả Nhất Tâm), sau rồi sẽ được vãng sanh.

“Niệm Phật bất tất cầu đa niệm”: Niệm Phật chẳng cần phải niệm cho

thật nhiều.

“Ðản niệm bát bách tâm bất loạn”: Niệm một xâu chuỗi 108 tiếng sao

cho dù một chữ cũng chẳng loạn.

“Kỳ trung trước hữu nhất niệm sai”: Trong 108 câu niệm ấy, nếu như có

một câu niệm lầm lẫn.

Trạo chuyển châu đầu đô bất toán”: Những câu niệm từ đầu xâu chuỗi

tính đến câu sai ấy đều không tính nữa. Câu này rất khẩn thiết. Có một điểm
cần phải chú ý là: “Tự niệm, tự nghe”. Lúc niệm phải niệm sao cho rõ ràng,
tách bạch. Lúc nghe cũng phải nghe sao cho phân minh, rành rẽ. Hễ niệm sai
một câu thì phải niệm lại từ đầu. Lúc quý vị thực hành công khóa chánh, nên
làm theo đúng phương pháp đã dạy trong bài kệ này để hòng cầu được “Nhất
Tâm Bất Loạn”. Còn như lúc tán niệm (niệm Phật ngoài thời công khóa
chánh) thì có thể tùy duyên.

Hiểu rõ những điều trên đây rồi thì không cần phải mất công nói nhiều

nữa, cứ chiếu theo đó mà làm là được. Tiếp đây, tôi dùng một bài kệ để tổng
kết lại:

“Vạn pháp tinh hoa lục tự bao,
Thánh ngôn chân lượng bạt tâm mao,
Trì danh dung dị nan trừ mạn,
Vô giá bảo châu tùng thử phao”

“Vạn pháp tinh hoa lục tự bao”: Phật pháp vô biên, Trung Quốc gọi là

Tam Tạng (nhưng thật ra còn rất nhiều kinh chưa được phiên dịch [sang
tiếng Hán]), gọi chung là “vạn pháp”. Chữ “tinh hoa” chỉ tinh thần chân
chánh [của vạn pháp], cũng có nghĩa là những lời trọng yếu. Chỉ niệm sáu
chữ là đã bao quát cả Tam Tạng 12 bộ kinh, cũng có thể nói là đã hiểu được
Tam Tạng mười hai bộ kinh rồi thì mới hiểu được sáu chữ “nam mô A Di
Ðà Phật”. Nếu chẳng thể niệm hết toàn bộ kinh tạng thì niệm sáu chữ cũng
giống như niệm hết toàn bộ kinh tạng vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.