Nhưng nói chung tu các pháp môn trong nhà Phật đều phải chịu khổ lớn như
thường nói: “Chẳng mắc ma nạn thì chẳng thành Phật”. Ða số người tu
hành chẳng chịu nổi đại khổ, đấy là một điều khó khăn.
Hơn nữa, thời gian tu tập rất dài, chứng quả La Hán đã phải mất mấy
ngàn năm. Phàm phu thọ mạng hữu hạn, trong mấy mươi năm làm sao
chứng quả được? Lại phải tu tập từng bước, thành công thật chẳng dễ dàng
gì.
Tịnh Ðộ tông tuy người người chẳng hiểu, nhưng có điều cực thuận tiện
là vì: A Di Ðà Phật chính là vị Phật tiếp dẫn, thế giới Cực Lạc tuy cách xa
mười vạn ức cõi Phật, A Di Ðà Phật phát nguyện đích thân đến tiếp dẫn.
Trong mười phương tuy đều có Tịnh Ðộ, đều có Phật và Bồ Tát, nhưng chưa
từng phát nguyện đến tiếp dẫn, mình có năng lực tu đạt đến đó thì tự mình đi
về đó nên chẳng dễ thành tựu. Vãng sanh Cực Lạc thế giới thì có thể thành
tựu ngay trong đời này. Ðời người ngắn ngủi mấy mươi năm, đầy đủ tư
lương Tín Nguyện Hạnh, lâm chung chánh niệm phân minh, Phật liền cầm
hoa sen đến tiếp dẫn. Ta liền ngồi lên hoa sen sanh về Cực Lạc thế giới, dứt
sạch sanh tử, thật là thuận tiện quá sức. Ðiều này trong Tam Tạng kinh điển
đã nói tường tận, tu pháp môn Tịnh Ðộ thù thắng là ở chỗ này.
Tu các pháp môn khác thì cần phải “Tín, Giải, Hạnh, Chứng”, hoàn toàn
cậy vào tự lực, tu hành trong một thời gian dài. Tu pháp môn Tịnh Ðộ dù
đạo lý chẳng dễ hiểu, nhưng chỉ cần Tín - Nguyện - Hạnh là có thể thành
tựu. Nếu không thì đừng nói là tu hai, ba mươi năm chẳng hiểu được lý Tịnh
Ðộ, dù có tu năm trăm năm cũng chưa chứng được quả La Hán, cũng vẫn
chẳng hiểu được lý Tịnh Ðộ.
Kinh Hoa Nghiêm nói Bồ Tát phải tu hành qua các địa vị Thập Tín,
Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng. Ðạt đến Thập Hồi Hướng mới hiểu
được Phật lý, mới hành bố thí triệt để được. Nhưng tu đến Thập Hồi Hướng
phải mất hai đại A Tăng Kỳ kiếp, thực chẳng dễ chi! Nay tôi đối trước Ðức
Phật thuyết pháp, nếu nói nhầm một câu thì chính là hủy báng Phật pháp,
người thuyết pháp phải đọa địa ngục. Tôi đã hơn chín mươi sáu tuổi, còn
đến đây tạo tội địa ngục làm gì? Tôi khùng như thế chăng? Nói tóm lại, Tịnh
Ðộ Tông thật chẳng dễ giải thích, chẳng dễ hiểu gì.
Chúng ta đã phát tâm tu hành, nếu chẳng tu hành thành công thì chẳng
đáng tiếc lắm sao? Muốn giải thích Tịnh Ðộ cho rõ ràng chẳng dễ dàng gì, từ
Tổ Sư của Tịnh Ðộ Tông Trung Quốc là ngài Huệ Viễn đại sư đời Ðông Tấn
cho đến ngài Ấn Quang đại sư thời Dân Quốc, những lời khai thị của các
ngài đều xuất phát từ kinh Phật. Kinh Hoa Nghiêm là vua các kinh, là vua
của cả Tam Tạng, thế mà trong phẩm cuối cùng, Phổ Hiền Bồ Tát dùng
mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Vì thế phải biết rằng: Văn Thù Bồ
Tát, Phổ Hiền Bồ Tát đều tu pháp môn Tịnh Ðộ, cầu sanh Cực Lạc thế giới.