Sự thù thắng của cõi Cực Lạc là như vậy, [chúng ta] nên hỏi làm sao
mới vãng sanh về đó được? Giáo chủ cõi Cực Lạc là đức Phật A Di Đà đã
nghe thấy hết tâm thanh của mọi chúng sanh, chúng ta chỉ cần chí tâm niệm
A Di Đà Phật thì liền cảm ứng đạo giao cùng đức Phật, đến lúc lâm chung
đức Phật A Di Đà liền đến tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Trên mặt
Sự tuy đơn giản như vậy, thực hành cũng cần phải theo ba yếu quyết. Thứ
nhất là Tín, nếu làm giống như đã nói thì là tin chắc chẳng nghi. Thứ nhì là
Nguyện, lúc lâm chung không chịu lên cõi trời làm Ngọc Hoàng. Thế giới
Lưu Ly ở đông phương, thế giới thượng phương của Phật Di Lặc, hoàn cảnh
tuy tốt đẹp chúng ta cũng không phát nguyện sanh về đó, chỉ nguyện vãng
sanh về tây phương Cực Lạc thế giới. Thứ ba là Hạnh, niệm câu Phật hiệu
này tới lúc [giữ chặt trong tâm mãi] không đánh mất là được. Tâm chúng
sanh loạn, lúc tỉnh tạp niệm nhiều, lúc ngủ lại nằm mộng, học Phật phải dẹp
trừ tâm loạn đó; Học Thiền và những pháp môn khác, trải qua hết mọi gian
khổ, dần dần đoạn Hoặc, trải qua nhiều năm nhiều kiếp tu hành, mới có thể
nói là có thành tựu. Niệm Phật chẳng cần phải đoạn Hoặc, chỉ cần vãng sanh
về thế giới Cực Lạc liền thành tựu ngôi bất thoái. Nếu niệm tới mức đoạn
Hoặc chứng chân, tức là minh tâm kiến tánh, tâm tức là Phật.
Tín Nguyện Hạnh là ba yếu quyết của sự tu hành, cũng là ba món tư
lương cho sự vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Đó là chánh hạnh, ngoài chánh
hạnh ra còn phải cần trợ hạnh, tức là đừng làm các việc ác, vâng làm các
việc lành. Cả hai chánh và trợ đều song tu, giống như hai cánh của con chim,
chẳng thể thiếu thứ nào. Những đồng tu cũ ở Đài Trung, xét về chánh hạnh
chỉ làm được bảy phần mười, trợ hạnh còn ít hơn nữa, tham Hoặc đầy đủ, tu
hành như vậy làm sao thành tựu cho được. Niệm Phật cũng như quét nhà,
tham Hoặc ví như rẩy bụi, vừa quét vừa rẩy bụi, vậy thì làm sao cảm ứng
đạo giao cùng Phật, làm sao minh tâm kiến tánh cho được. Do đó cần phải
chánh trợ song tu thì mới đầy đủ.
---o0o---
II. Ý nghĩa chính yếu của Tịnh Pháp giải thoát
Giảng tại Liên Xã Ðào Viên
Ðệ tử An Thọ kính ghi
Ðã biết chúng ta cần phải tu hành theo lời Phật dạy, tu hành cần phải
có chứng nghiệm. Không có chứng nghiệm thì chẳng đáng tin. Chứng
nghiệm tức là giải thoát. Trước mắt có thể lìa khổ được vui, sau này có thể