TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 89

nay đã được nghe’, có thể nghe được Phật pháp thiệt chẳng dễ đâu, khó khăn
vô cùng. Nhưng sau khi nghe được chẳng tiến thêm một bước để suy tư thì
cũng uổng công. Hiện nay Tam Tạng mười hai bộ kinh khắp nơi đều có
nhưng kinh tạng chẳng thể tự động thuyết giảng. Vì ‘Phật pháp không ai
nói, tuy có thông minh cũng chẳng hiểu rõ’
, cho nên phải thâm nhập, tư duy
và nghiên cứu. Nói trở lại về việc Tịnh Ðộ là pháp khó tin, nếu muốn thông
suốt thì phải thâm nhập vào Tam Tạng kinh điển. Thế mới biết pháp môn
Tịnh Ðộ chỉ nghiên cứu không chẳng đủ, nhất định phải thật tu. Nểu không
thể thực hành thì chỉ là lời nói dư thừa. Phải biết: nghe nhiều chẳng bằng
nghĩ nhiều, nghĩ nhiều chẳng bằng làm nhiều, ba thứ thiếu một thì không
được.

Tịnh Ðộ là pháp dễ hành khó tin. Khó tin vì lòng tin phải vững chắc,

Bồ Tát Bát Ðịa trở lên mới chẳng lung lay lòng tin. Vì vậy chúng sanh phải
tin tưởng vào Thánh Ngôn Lượng

10

, nương vào nguyện lực của đức Phật,

thiết thực tu hành. ‘Một nguyện lực một thật tu’, đây là điều trọng yếu nhất.
Dị hành nghĩa là chỉ cần làm theo lời dạy của Phật thì nhất định sẽ thành
công. Sáu chữ ‘Nam mô A Di Ðà Phật’ bao gồm Tam tạng mười hai bộ
kinh, chẳng thể dùng hai ba ngày mà có thể giải thích rõ ràng được. Tu hành
không thể tu một chút xíu rồi thôi. Người xưa nói: ‘Muốn biết đường xuống
núi, phải hỏi người từng đi qua’
. Người đã từng trải qua dạy bạn làm như
thế nào, bạn phải làm như vậy thì sẽ thành công.

Chữ ‘Tịnh’ trong Tịnh Ðộ Tông rất quan trọng, phàm phu thường

chẳng tịnh. Vì cả ngày phàm phu đều khởi vọng tưởng, trong vòng một khảy
ngón tay đã khởi lên mấy trăm vọng tưởng, mỗi vọng tưởng là một lần sanh
tử, thiệt là đáng sợ. Cả ngày đều khởi vọng tưởng thì sẽ không thoát khỏi lục
đạo luân hồi. Có người hỏi: ‘Có ai chẳng khởi vọng tưởng, có ai chẳng khởi
tâm niệm?’, chỉ có Phật mới một niệm chẳng khởi. Tịnh Ðộ Tông dạy chúng
ta gom hết thảy tâm niệm lại thành tịnh niệm, chẳng khởi vọng tưởng. ‘Có
thể làm được không?’, chỉ cần biết phương pháp thì sẽ làm được. Lần này tôi
đến Phong Nguyên thiệt chẳng dễ, hôm nay nói phương pháp này cho quý vị
biết. Phương pháp gì? Tức là ‘Nhớ Phật niệm Phật’ (Ức Phật niệm Phật).

Niệm Phật tức là mỗi lúc khởi tâm động niệm đều là A Di Ðà Phật,

đương nhiên đây đều là tịnh niệm. Nhưng như vậy thì công việc gì cũng
không cần phải làm nữa hay sao? Còn một phương pháp khác, đó tức là Nhớ
Phật, trong tâm luôn nghĩ đến Phật, chẳng quên được. Niệm Phật là ‘niệm tại
đâu, chú tâm vào nơi đấy’, nhớ Phật là nhớ rõ chẳng quên, dẫu thầm lặng
(tức là tuy miệng không niệm ra tiếng) nhưng vẫn luôn nhận biết (trong tâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.