Phần đông người ta vì tin không được chân thật, trong miệng thì niệm
Phật nhưng tâm thì dong ruỗi theo duyên bên ngoài. Đúng như câu nói
‘Miệng niệm Di Đà, tâm tán loạn’[Hét bể cổ họng cũng luống công], niệm
như vậy sáu trăm vạn kiếp cũng không thể thành công. Xét về số lượng thì
niệm Phật nhiều được khẩu thiện, đời sau sanh làm người mà thôi! Vậy thì
cũng không rốt ráo. Rốt ráo nhất vẫn là thật sự tin tưởng, thật thà niệm Phật,
cầu sanh tây phương Cực Lạc. Sanh tới tây phương, tiếp tục tu học trong
trường, khi tốt nghiệp ra trường sẽ được tự do, thật sự được giải thoát.
Pháp môn Tịnh Độ, ngàn kinh vạn luận chỗ nào cũng chỉ quy, Tam
Tạng mười hai bộ kinh điển, bộ kinh nào nói tới pháp môn mà không phải
bất cứ ai cũng có thể hiểu trọn vẹn được, liền dùng sáu chữ ‘Nam mô A Di
Đà Phật’ để khuyên chúng sanh. Trong sáu chữ này, chữ nào cũng liên quan
tới Tam Tạng kinh điển. Chữ Tín là cội nguồn của hết thảy công đức, đương
nhiên muốn tin tới mức không lay động, thì Bồ Tát Bát Địa mới làm được.
Tuy nhiên chúng ta có thể miễn cưỡng tin. Đức Phật là thánh nhân, tuyệt đối
sẽ không bao giờ nói dối, tin thánh ngôn lượng, cho dù không hiểu lý lẽ
cũng thành công. Nếu mọi người có thể không hoài nghi, y giáo phụng hành,
có thể vãng sanh về cõi Cực Lạc, nhất định có thể thành Phật, đạt được giải
thoát thật sự.
---o0o---
VII. Pháp khế đạo
Giảng tại Tịnh Nghiệp Tinh Xá (Dân quốc 74, 1985)
Đệ tử Ngô Bích Hà kính ghi
Hôm nay tôi rất vui mừng có duyên nói chuyện với quý vị, nhưng vì
thời gian quá ngắn ngủi chỉ có thể chọn ra đôi lời quan trọng để nói mà thôi.
Tin sâu nhân quả, tu nhiều âm đức.
Căn bịnh lớn nhất của con người đời nay là ‘không tin nhân quả báo
ứng’, bất luận là pháp thế gian, pháp xuất thế gian đều chẳng lìa nhân quả,
nay tôi sẽ dùng câu này để mở đầu buổi nói chuyện.
Sự của nhân quả rất phức tạp. Lý của nhân quả sâu thẳm khó hiểu;
quy nạp chia ra nhiều loại khác nhau: thiện, ác, vô ký, hữu lậu, vô lậu; lúc
tạo có khi thiện chuyển thành ác, có khi ác biến thành thiện, có rất nhiều sự