ta hãy nghe theo và chấp trì danh hiệu, đó là Phật tử chân chánh, tin tưởng
Thánh Ngôn Lượng.
Miệng niệm tai nghe, một trăm lẻ tám chẳng loạn.
Đã tin Thánh Ngôn Lượng và trì danh hiệu A Di Đà Phật; công phu trì
danh có sâu cạn, giống như trường học có tiểu học, trung học, đại học, trình
độ cao thấp khác nhau. Niệm Phật tầng thứ nhất: ‘Miệng niệm tai nghe’,
mức này cũng như tiểu học. Kế đó là ‘tâm niệm tâm nghe’, mức này cũng
như trung học. Cuối cùng là ‘thần niệm thần nghe’, [thần ở đây nghĩa là tâm
thanh tịnh; hoặc nói chính xác là dùng tánh Nghe nơi tự tánh để nghe câu
niệm. Cái tâm nói ở mức độ thứ hai thấp hơn vì cái tâm ấy còn là tâm thức,
tức vọng tâm chưa phải chân tâm] mức này cũng như đại học. Trình độ của
chúng ta chỉ là tiểu học mà thôi, có thể miệng niệm rõ ràng rành rẽ, tai nghe
rõ ràng rành rẽ, công phu niệm tới mức thuần thục, trong tâm chỉ có Phật,
chẳng bị ngoại cảnh làm rối loạn, đó chính là mức ‘nhất tâm bất loạn’ nói
trong kinh Di Đà.
Chúng ta tự hỏi lòng mình có ai niệm tới mức ‘nhất tâm bất loạn’ hay
chưa? Niệm Phật tới mức ‘tâm niệm tâm nghe’ chính là cảnh giới ‘nhiếp
trọn sáu căn tịnh niệm tiếp nối’ của Đại Thế Chí Bồ Tát, càng không dễ gì
đạt được. Còn mức ‘thần niệm thần nghe’ chính là Thật Tướng Niệm Phật,
đạt đến mức ‘niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm’. ‘Chiếu mà thường tịch,
tịch mà thường chiếu’ rốt cuộc chẳng có ai hiểu được.
Chư vị đừng coi thường câu ‘miệng niệm tai nghe’ này, miệng niệm
rõ ràng, tai nghe rành rẽ thì sẽ chánh niệm phân minh, có thể được nhất tâm,
chư vị có thể hạ thủ công phu từ chỗ này, luyện tập một tháng không gián
đoạn thì sẽ đạt được lợi ích to lớn.
Những điều nói trên là phương pháp niệm Phật, còn số lượng nhiều ít,
ở đây nhắc lại một bài kệ của cổ đức cho mọi người tham khảo:
Niệm Phật bất tất cầu đa niệm
Đản Niệm bá bát tâm bất loạn
Kỳ trung nhược hữu nhất niệm sai
Trạo chuyển châu đầu giai bất toán