thay đổi khác nhau, rất khó nói, nên chỉ nêu ra những sự việc liên quan mật
thiết mà tương đối dễ hiểu, đó là ‘đạo đức’.
Đạo là gì? Đạo là những gì có thể đem lại lợi ích cho đại chúng, đem
từ bi, trí huệ cho người khác. Đức là gì? Sau khi thực hành, có thể đạt được
những lợi ích có được. Đức lại chia thành dương đức và âm đức. Dương đức
hiện ra rõ ràng, thuộc về hữu lậu, làm việc thiện mong người ta biết, mong
được danh thơm tiếng tốt, phước báo. Còn âm đức ẩn kín, thuộc về vô lậu,
làm việc thiện không mong người khác biết, tuy không vì danh vì lợi, nhưng
vẫn được phước báo. Ngược lại việc ác cũng chia ra dương ác, âm ác.
Dương ác là những điều ác hiện rõ ràng, ai cũng biết; âm ác ví dụ như tâm
ác độc hại người, quả báo tương lai sẽ đọa tam đồ, chúng ta phải nên cẩn
thận. Nhân quả báo ứng tuyệt đối chẳng hư giả, chúng ta tới chùa, chùa là
đạo tràng, nếu không có đạo đức, thì là đạo gì? Do đó đừng nên tạo ác, phải
tu âm đức, nếu có thể tu âm đức thì quả báo ẩn kín hay rõ rệt đều có đủ.
Noi theo thánh ngôn lượng để tu trì.
Kế đó hãy nói về việc học Phật. Trong Phật pháp có tám vạn bốn ngàn
pháp môn, tổ sư chia thành mười tông phái, sau đó lại chia thành pháp môn
phổ thông và pháp môn đặc biệt. Tu theo pháp môn phổ thông muốn giải
thoát sanh tử, tu thành quả vị Phật phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp. Pháp
môn đặc biệt thì ngay đời này có thể thoát khỏi tam giới, thoát khỏi luân hồi,
thành tựu trong đời này, ngoài lợi ích to lớn như vậy lại còn bao trùm khắp
ba căn: hạng hiểu được, phải triệt ngộ ý nghĩa tam tạng mười hai bộ kinh,
nếu hiểu không được, tuy người ngu nhất cũng tu được. Tu như thế nào? Chỉ
chấp trì một câu ‘A Di Đà Phật’ là được. Câu danh hiệu A Di Đà Phật này,
vừa dạy liền biết niệm, vô cùng dễ dàng! Cứ nhất tâm trì niệm thì liền được
đức Phật tiếp dẫn, liễu thoát sanh tử, sanh về Cực Lạc, vô cùng thẳng tắt! Đó
là pháp môn đặc biệt, cũng gọi là pháp môn Tịnh Độ. Lý này chỉ có Phật và
Phật mới có thể biết trọn, từ Đẳng Giác trở xuống cũng chẳng hiểu hết.
Nghiên cứu Phật học cần phải biết về Tam Lượng
11
: Hiện Lượng, Tỷ
Lượng, Thánh Ngôn Lượng. Lượng nghĩa là thước tấc, chẳng biết dài hay
ngắn thì phải dùng thước tấc để đo lường, thước tấc là tiêu chuẩn. Tam
lượng này đều là tiêu chuẩn, Thánh Ngôn Lượng là những lời dạy của thánh
nhân, chân thật chẳng hư dối có thể dùng làm tiêu chuẩn cho người tu hành.
Pháp môn Tịnh Độ chỉ có đức Phật mới hiểu trọn, chúng ta cứ noi theo
Thánh Ngôn Lượng thì sẽ khỏi phạm sai lầm: đạo sư ở thế giới chúng ta, đức
Phật Thích Ca Mâu Ni dạy chúng ta chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, chúng