(Niệm Phật chẳng cầu phải niệm nhiều
Chỉ niệm trăm tám tâm chẳng loạn
Trong đó nếu có một niệm sai
Lần chuỗi niệm lại trước không tính)
Đừng chê một trăm lẻ tám ít quá, nhất tâm niệm Phật thì trăm lẻ tám
cũng bằng ba mươi sáu vạn ức mười một vạn chín ngàn năm trăm tiếng
(Nhận định:xin tham khảo Long Thư Tịnh Độ Văn, cuốn 4, Pháp môn Tu
Trì số 6) Lời tôi nói đều y theo kinh điển và lời của Tổ Sư, chư vị hãy nên
chuyên cần luyện tập ‘niệm Phật nhất tâm’. Kính chúc: quang thọ vô lượng.
---o0o---
VIII. Biết quả sợ nhân, nên cẩn thận.
Gặp duyên, đụng cảnh gắng tu tập
Dân Quốc 65 (1976), khai thị cho lớp Trung Huệ
Đệ tử Ngô Bích Hà kính ghi
Chư vị hãy lắng nghe! Người giảng hay chẳng bằng người biết nghe,
‘chư pháp ư cung kính trung cầu’ (cầu pháp phải bắt đầu từ nơi cung kính),
dù những gì tôi nói chẳng như lúc trước, nhưng cung kính lắng nghe nhất
định sẽ đạt được lợi ích của Phật pháp. Huống chi chư vị đã ra sức niệm Phật
ba ngày, trong trăm việc bận rộn tìm được thời gian rảnh rỗi, cơ duyên này
thật sự là chẳng dễ nên phải gắng sức để đạt được nhất tâm bất loạn. Cung
kính thành khẩn thiết tha là thiện nhân duyên, mong mỏi được nhất tâm vãng
sanh
Trong Tịnh Tông chúng ta có nói ‘vạn tu vạn người đi’, hoặc là ‘mười
niệm vãng sanh’, hoặc là ‘lâm chung trợ niệm vãng sanh’ đều là lời nói dựa
trên căn cơ mà thành lập. Mọi người ai nấy đều có điều kiện [khác nhau],
không thể cẩu thả. Thí dụ như việc ăn uống, [thức ăn vừa mua về] không thể
ăn liền, phải nấu nướng, chuẩn bị đủ mọi thứ, ăn xong phải dọn dẹp đủ thứ.
Lại còn cách thức ăn uống ở mỗi địa phương đều có nhiều cách thức khác
nhau. Lý trong Phật pháp cũng như vậy. Trong câu ‘vạn tu vạn người đi’,
chữ ‘tu’ nghĩa là gì? Tu như thế nào? Trước hết phải tìm hiểu, chứ không