Phật, trợ công phu cũng là niệm Phật. Đó là lời của tổ Ngẫu Ích dạy. Nhưng
niệm Phật phải có đầy đủ thiện căn, phước đức. Còn nếu không thể [niệm
Phật suốt ngày] thì chánh công phu là niệm Phật, mỗi ngày công khóa cố
định không thể thiếu sót. Lúc nào không cần phải dùng trí óc, không cần
phải dùng tâm trí thì nên khởi lên câu niệm Phật; còn trợ công phu là gì?
Chính là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo và Sáu Ba La Mật . Những gì chúng
ta làm hằng ngày tuy rất phức tạp, nhưng nếu dùng tâm khéo léo chuyển
biến đều có thể làm sự trợ đạo, phải coi chúng ta dụng tâm như thế nào mà
thôi. Thí dụ tôi ở đây dạy học, nếu chưa từng dụng tâm hướng về Bồ Đề thì
đó chỉ đơn thuần là dạy học mà thôi. Nếu nghĩ đó là bố thí thì dạy học cũng
có thể gọi là trợ đạo. Hơn nữa chúng ta phải luyện tập công phu trong các sự
việc đầy dẫy phiền não hằng ngày. Có câu ‘tâm vốn chẳng sanh, do cảnh
mới có’, nếu cảnh không khởi lên thì làm gì có thể khởi tham, khởi sân? Khi
cảnh giới xuất hiện thì tâm chúng ta luôn luôn bị cảnh giới chuyển. Cái gọi
là tu hành chính là mỗi khi dấy khởi tâm niệm liền lập tức cảnh giác, chẳng
để cảnh giới chuyển. Cổ đức nói: ‘chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm’,
mỗi khi khởi tâm tham, tâm sân giận, tự tâm có thể cảnh giác, người niệm
Phật chúng ta, lúc tâm biết được là mình khởi tham sân, hãy mau niệm danh
hiệu Phật để đè nén chúng, đó gọi là Chế ngự phiền não. Chế ngự phiền não
chính là lúc đang làm những việc đầy dẫy phiền não trong xã hội, lúc cảnh
giới vui buồn, sân giận khởi lên, có thể đè nén những tâm niệm sân giận này,
đó chính là công phu. Công phu tức là trong lúc khởi phiền não có thể
chuyển đối nó thành Bồ Đề. Chế ngự phiền não là đè nén những tâm niệm
phiền hoặc này, không cho nói tiếp tục khơi dậy.
Tin sâu nhân quả.
Kế đó nói về nhân quả. Trước khi nói về nhân quả thì phải nói về
‘niệm đầu’ (ý niệm). Xin hỏi quý vị tại sao chúng ta có phiền não? Tại sao
lại có thiện tâm? Vì hết thảy đều do có ‘niệm đầu’. Tâm niệm dấy khởi thì
vạn pháp sanh, tâm niệm diệt thì vạn pháp diệt; vạn pháp do tâm tạo, vạn
pháp sanh diệt đều do những tâm niệm sanh diệt. Niệm đầu là gì? Niệm đầu
tức là nhân duyên, lý của nhân quả ở tại ‘vạn pháp nhân duyên sanh’. Chúng
ta từ vô thỉ kiếp đến nay, có quá nhiều mê hoặc điên đảo, trong tám thức
điền chứa đầy hạt giống của vạn pháp. Tuy kinh dạy ‘phàm hết thảy những
gì có tướng đều là hư vọng’, nhưng phàm phu vô tri, chấp tướng, chẳng biết
nó là vọng, do đó sum la vạn tượng, sáu trần cảnh do sáu căn làm môi giới,
tâm tiếp xúc sáu trần cảnh ấy sẽ phát sanh ra các thứ, liền tạo thành ấn
tượng. Ấn tượng chính là hạt giống, đó là nhân. Những hạt giống này có thể