trực giác phải làm gì và không nên làm gì, phải nói gì và không nên nói gì.
Nhưng mẹ nàng có tâm hồn giầu tưởng tượng hơn; bà sống một cuộc đời
tuyệt vọng lặng lẽ, không buồn không vui, nên có lòng thiên vị Mẫu Đơn
hơn, như thể là trong những phiêu lưu của Mẫu Đơn, bà sống lại cái quãng
đời trẻ trung của bà. Điều này chứng tỏ trong mọi việc làm của bà, trong cái
vườn hoa nhỏ một cách tội nghiệp mà bà muốn biến thành một khoảng
trống tự do sau nhà, trong những khúc nhạc ngắn mà bà hát với con gái
trong lúc ông chồng vắng nhà.
Ba người dùng tầu thủy của người Anh tới Thượng Hải, và sau đó là Thiên
Tân. Hai chị em hằng ao ước được đi tầu của người ngoại quốc nên Mạnh
Giao phải bỏ thành kiến ghét biển cả. Dẫu sao, dùng đường thủy họ sẽ tới
Bắc Kinh nhanh hơn - vào cuối tháng Chín, trước khi mùa đông thực sự tới.
Mạnh Giao không có ý định trở thành một chuyên gia về hàng hải. Một ông
quan văn thì học được những bí mật gì của hải quân tân thời? Nhưng chàng
được giao một công vụ, và ngoài ra còn cái ý tưởng của Trương Chi Đông
rằng sự đe dọa Trung Hoa bây giờ đến từ biển cả, chứ không đến từ các sa
mạc Mông Cổ như trước kia. Với một tâm trí sáng suốt và học hỏi, chàng
cố tìm hiểu những gì mới lạ. Trong cuộc hành trình, chàng nói chuyện với
thuyền trưởng qua một thông dịch viên. Viên thuyền trưởng là một ngưòi
Thụy Điển cao lớn đội mũ trắng, và có nhiều kinh nghiệm về hàng hải.
Chàng rất chú ý đến cái phong vũ biểu, viễn vọng kính và thước đo cung 90
độ. Chàng biết không thể coi thường người Tây phương về bất cứ phương
diện gì, nhất là khi những họng súng của họ có thể bắn ra hoa? lực sấm sét.
Chàng thận trọng thu thập sự kiện làm báo cáo cho Trương Chi Đông. Trên
tất cả, là một học giả về địa lý lịch sử, chàng rất thán phục hệ thống hải
đăng, phao nổi và bản đồ chính xác của tây phương. Trong thời gian ở
Thượng Hải, chàng mua một cái phong vũ biểu làm quà tặng Trương Chi
Đông. Sau đó khi tới Thiên Tân, chàng thăm viếng chiến lũy Đường Cô, và
thận trọng lần mò con đường mà binh sĩ Anh Pháp tiến từ Đại Cô và
Đường Cô vào Bắc Kinh năm 1860, một cuộc tiến quân chấm dứt bằng sự
cướp bóc và đốt cháy Cung Điện Mùa Hạ. Trong triều đình giữa giới quan
lại vốn suy nhược mệt mỏi, hành động chậm chạp, và thiển cận, nhưng