tới nhà họ Phí. Ông nhớ rằng khi người goá phụ trẻ nói về "quan hàn lâm
nhà chúng tôi", dường như có một sự hào hứng trong giọng nói của nàng,
như là lời thú nhận sự thực. Nó gợi ông nhớ tới một đứa trẻ hãnh diện la lối
ngoài đường phố, "Cái đó là của tôi!" Ông muốn nghe thêm về Lương Hàn
lâm từ người goá phụ.
Sau khi ăn tối xong, mấy người uống trà và ăn mận trong đông phòng. Sau
một vài chuyện lặt vặt, họ lại trở về với đề tài nàng sẽ phải làm gì. Nàng trở
lại vấn đề chính. Nàng đã bày tỏ rằng nàng không muốn nuôi con nuôi, mà
muốn là con của chính nàng đẻ ra.
- Nếu cha mẹ chồng tôi muốn có một đứa bé để tiếp tục hương khói cho
chồng tôi, thì một đứa cháu trai nào cũng được. Chỉ cần chọn một đứa rồi
làm lại khai sinh, trở thành một người thừa kế chính thức của người chết.
Lối nói ngây thơ khờ khạo này đã chạm tự ái nhà giáo già. Ông phê bình.
"Tôi thấy bà là một người nổi loạn." Mẫu Đơn vội trả lời, "Tôi xin chịu
mắng." Lời nói bất ngờ này làm hài lòng nhà giáo già. Mẫu Đơn nói tiếp:
- Vương Sư phụ, tôi chỉ là một người đàn bà. Nho sĩ các ông đã nghĩ giùm
cho chúng tôi rồi. Các nho sĩ đời Tống đã bắt đầu cái tục lệ tôn thờ goá phụ
không tái giá rồi. Nhưng Khổng tử không hề dạy như vậy. Có phải Khổng
tử đã nói:
Đàn ông goá vợ không ra ngoài, đàn bà goá chồng không nên cô đơn trong
nhà, phải không?
Nhà giáo già hơi giật mình ngạc nhiên và lắp bắp, "Dĩ nhiên, việc ấy bắt
đầu với các triết gia đời nhà Tống." Mẫu Đơn mau lẹ nói tiếp, "Suốt từ đời
Hán tới đời Đường, không một nho sĩ nào hiểu về cái Đạo Lý. Điều đó có
nghĩa là các nho sĩ đời Tống đúng và Khổng tử sai, phải không? Như vậy
người ta áp dụng Đạo Lý chống lại bản chất con người. Các nho gia đời
Hán và Đường không hề làm như vậy. Sự thoa? mãn bản chất con người
thực là đúng với những gì các nhà hiền triết đã giảng dạy như là lý tưởng
của con người.
Đạo Lý và con người là một. Bây giờ các nho gia đời Tống tới và bắt đầu
coi bản chất con người là tội lỗi.
Như vậy là diệt dục, là Phật giáo rồi." Nhà giáo già quả thực kinh ngạc