trước những lời lẽ không chính thống, đặc biệt là từ miệng một người đàn
bà.
- Bà đọc những điều ấy ở đâu?
- Đó không phải là điều quan Hàn lâm viết ư?
Nàng rút ra một cuốn luận thuyết của họ Lương, và chỉ cho ông ta cái đoạn
biểu tượng cho những tư tưởng lạ lùng ấy - lạ lùng ngay với nhà giáo già.
Ông Vương đã nghe danh tiếng của họ Lương, nhưng chưa bao giờ đọc họ
Lương.
Ông Vương tiếp tục đọc, say sưa vì tư tưởng và bút pháp. Ông ta đọc từng
chữ một, thích thú từng âm thanh, bằng một tiếng thì thầm qua hàng râu
rung rung, đầu gật gù tán thưởng. Họ Lương viết bằng bút pháp cổ điển
chặt chẽ, gần như những thành ngữ cổ, như thể cho mỗi chữ một giá trị,
chính xác và mang nặng tư tưởng.
Mắt Mẫu Đơn theo dõi nhà giáo trong lúc ông ta đọc. Rồi nàng hồi hộp hỏi,
trong một niềm tự hào:
- Sư phụ nghĩ thế nào?
- Đẹp lắm! Đẹp lắm!
Mẫu Đơn không thoa? mãn và hỏi tiếp, "Sư phụ nghĩ thế nào về tư tưởng?"
- Độc đáo! Là một viên giáo làng, tôi có thể nói gì về một cây viết hàng đầu
của thời đại? Ý kiến của tôi chẳng có giá trị gì. Nhưng thật là một áng văn
tuyệt tác theo bút pháp cổ điển! Tôi thích đoạn ấy cho tới cuối, tại đó ông ta
thực sự xé nát đập tan tư tưởng của trường phái chính thống, và nói rằng
các tân nho sĩ đã tìm lợi riêng bằng cách tự nhận là thế thiên hành đạo -
những điều họ nói hầu như là lời của Trời - "Các nhà tân nho tự từ chối
hoan lạc, và sung sướng thấy đàn bà của họ đau khổ thèm khát". Đấy là chỗ
ông ta sắc bén, mạnh mẽ, tàn phá. Ông ta có thể viết như thế được mà
không sao. Người khác không thể được.
Mẫu Đơn uống từng lời của đoạn văn như thể là lời khen ngợi cho chính
nàng. Nàng nói:
- Tôi yêu kính quan hàn lâm nhà chúng tôi lắm. Tôi không thể nhịn được
cười khi ông ta gọi các nho sĩ ấy là bọn "ăn thịt heo sống".
- Bà thực là may mắn có một người như thế trong dòng họ. Ông ta hình