ngồi và vài phút sau đem cà phê nóng ra.
Tôi vui mừng được biết chúng tôi có hai mươi Schillings.
Bố tôi nói:
- Hai mẹ con ngồi ở đây đợi tôi, một mình tôi đi đến trung tâm tiếp
đón người tị nạn.
Tôi đi ra ngoài với bố tôi và bố tôi mua cho tôi một tờ báo buổi sáng, sau
đó tôi trở về quán cà phê với mẹ tôi. nhưng trước khi tạm biệt bố tôi, tôi vụt
có một ý nghĩ hồ nghi. Tôi hỏi bố tôi:
- Này bố, làm sao ông ta lại có thể cho bố mượn tiền. Làm sao ông ta
tin chắc rằng bố sẽ trở lại?
Bố tôi đã cau mày một chút:
- Lẽ tất nhiên là ông ấy tin chắc như thế, vì bố đã hứa sẽ trở lại. Và bố
đã đưa cho ông ấy xem các tờ bạc Schillings của chúng ta. Ông ấy lấy làm
tiếc cho chúng ta. Các tờ bạc Schillings ấy không còn được lưu hành từ hơn
một năm rồi. Ông ấy đã giữ chúng lại và nói rằng ông sẽ đến một nhà băng
xem thử có thể đối lấy được một chút gì không. Ông ấy có thể làm được
điều đó, bởi vì ông ta là người Áo, ông đã giữ lại hai mươi ngàn Schillings
cũ ấy và đưa cho bố hai mươi schillings mới.
Bị xâm chiếm bởi một niềm xúc động rất dịu dàng, tôi đã nhìn người bố
thân yêu của tôi, trung hậu xiết bao, tha thiết xiết bao, với những nguyên
tắc của một xã hội tiểu tư sản, đến nỗi không hề tự hỏi một giây đồng hồ
rằng cái ông kia có lừa phỉnh mình không.
Mẹ tôi và tôi đọc báo. Bà chủ quán rất tử tế. Mẹ tôi kể với bà ấy rằng chúng
tôi vượt biên giới đã hai ngày trước. Mẹ có thể nói chuyện một cách tự do,
chúng tôi đang ở trong khu vực của Mỹ. Bà chủ quán đem cho chúng tôi
bốn lát bánh mì, trên đó bà đã phết một chút xíu margarine.
Mười hai giờ kém mười lăm, bố tôi trở về. Chúng tôi cùng nhau đi đến
đường Kleeblattgasse. Cuối cùng rồi chúng tôi cũng đã có thể đáp một
chuyến tàu điện. ngồi gần tài xế, lần đầu tiên từ ba ngày rồi, tôi chợt thấy
mặt tôi trong kính chiếu hậu. Tôi xấu xí không thể tưởng tượng được và
những giọt nước mắt của tôi đêm qua đã biến tôi thành một cô gái dân tộc
bản xứ châu Mỹ hơi xanh xao, nhưng chắc chắn là hiếu chiến. Ngồi bên