già đang cho con chó của bà ta ăn những mảnh vụn bánh mì. Nửa giờ sau,
tôi đã ra khỏi tiệm cà phê và chạy về khách sạn.
- Con đi đâu làm bố mẹ lo quá!
Tôi không nén nổi bực tức:
- Lạy Chúa, bố hãy để cho con yên, con đã lớn rồi!
Tôi thường hối hậnsau khi đã nóng nảy với bố mẹ tôi.
Ngày hôm sau, chúng tôi đi để người ta chụp hình. Đây là cái máy chụp
hình tự động đầu tiên mà tôi thấy. Một người đàn bà tươi cười bảo tôi ngồi
trong một cái buồng nhỏ xíu, ánh điện sáng choang. Bà ta ôm đầu tôi và
xoay mặt tôi về phía một tấm gương nghiêng nằm ở tận phía sau cùng của
cái phòng nhỏ như cái hộp ấy. Bà ta bảo tôi:
- Hãy cười đi!
Tôi không muốn cười. Tôi sợ thấy cái mặt tôi in trên giấy láng. Tôi đã sống
những năm tháng âm thầm gần bên bờ hồ Balaton không có lấy một tấm
ảnh. Tôi tránh nhìn vào gương, hình như không thấy ngay chính mặt của
mình, tôi ít đau khổ hơn vì sự cô đơn của tôi. nhưng ở đây tôi là con mồi
của cái con thú sáng trưng ấy, nó muốn cắn tôi và đốt cháy tôi với ánh sáng
chói chang của nó. Sau sáu lần bấm máy, đến lượt bố mẹ tôi.
Mười phút sau, người ta trao những tấm ảnh nhỏ cho chúng tôi. trước mặt
tôi là một khuôn mặt mệt mỏi và ốm nhomùi, tóc vàng hoe và lông mày
đen nằm trên một cái cổ áo nhung cũ của chiếc măng tô của tôi.
Bố mẹ tôi cũng được chụp hình như thế. Ba cái đầu của những kẻ phạm
trọng tội, ba khuôn mặt của những người ngốc nghếch, ba tấm ảnh có
khuôn mặt nhìn nghiêng kỳ khôi. Đó là kỹ thuật chụp ảnh mới.
Hai ngày sau, chúng tôi nhận được thẻ căn cước giả là người Áo. Tôi thấy
tấm ảnh của tôi với cái tên là Elise Meyer. Khuôn và cái tên không phải là
của tôi. Chúng tôi đã được tự do hay là những người mắc bệnh mất trí nhớ?
Tôi là con gái của hai ông bà Meyer. Nhưng trên tàu hoả, nhất thiết không
được mở miệng nói một tiếng nào. Chúng tôi là người Áo đi thăm bà con ở
Innsbruck, người ta căn dặn chúng tôi "Các người đừng làm lộ sự giả dối
của mình bằng giọng nói. Người Nga rất nghiêm ngặt, đây là trạm kiểm
soát chót của họ. Họ rất cứng rắn, họ nhìn hành khách với giấy tờ của hành