khách với vẻ đa nghi. Lẽ tất nhiên sự nguy hiểm khá lớn. Nếu các người
được may mắn…Nếu không, họ sẽ trả các người lại cho các nhà chức trách
Hungari
Vì sợ, chúng tôi đâm ra im lìm. Tối hôm ấy, khi rời khách sạn, chúng tôi đã
lặng lẽ bước xuống cầu thang.
- Các người đã ra đi rồi sao? – Người gác cổng hỏi.
Chúng tôi chỉ gật đầu chào.
Ra đến ngoài đường, chúng tôi đi đến trạm xe lửa, chúng tôi luôn luôn
không nói một lời nào. Mạng sống của chúng tôi đang lâm nguy. Nhưng
nếu sáng ngày mai chúng tôi đến được Innsbruck, chúng tôi sẽ được tự do
thật sự!
Câm nín, tôi đã tạm biệt thành phố Vienne, mặt đầm đìa nước mắt, thỜi kỳ
ấy tôi rất mau nước mắt.
Đúng tám giờ tối, chúng tôi đã có mặt trên sân ga, chen chúc giữa một đám
đông. Có những người lính Mỹ da đen, gần bên chúng tôi, có một nữ tu
nghiêm nghị, với một cái mũ vải hồ cứng hình bướm trên đầu và xa hơn
nữa có hai người lính Nga.
Tàu lửa đến và chúng tôi lên một toa. Trong đó có những chiếc ghế dài đủ
choa ba người ngồi. Bố tôi ngồi trước mặt tôi, mặt tái mét, gần bên ông là
hai người thường dân, một người đàn ông ăn mặc lam lũ, có vẻ khổ sở
nghèo nàn và một người đàn bà với một cái giỏ thật bự trên đầu gối. Tôi
cảm thấy đau nơi cổ, tuy không đau lắm nhưng đau dai dẳng không dứt. Đó
là một mạch máu đập mạnh, như thể tôi có một trái tim khác ở bên dưới lỗ
tai trái. Trái tim thật của tôi đập thình thịch trong ngực. Tôi buồn nôn. Tôi
muốn nói với bố mẹ tôi rằng tình trạng căng thẳng này không thể chịu đựng
nổi, thà đi xuống và trở lại khách sạn sống một cuộc đời vô tri vô giác như
cỏ cây. Bây giờ đã mấy giờ, ngay cả điều ấy tôi cũng không thể biết được,
bởi vì, một khi đã ngồi trong toa xe rồi, tôi không còn có thể hỏi giờ bằng
tiếng Hungari hay tiếng Đức. Tôi biết rằng tàu sẽ khởi hành lúc hai mươi
giờ rưỡi và chúng tôi sẽ đến trước cây cầu quyết định hai mươi bốn giờ
kém hai mươi. Một cuộc hành trình ba giờ và bốn mươi phút.
Xe lửa chạy êm ái, không lắc lư, như thể lướt trên một đường dốc. nhắm