Christine Arnothy
Ước mơ
Dịch giả: Văn Hoà – Nhất Anh
P 2 - Chương 5
Những ngày đầu tiên của chúng tôi ở Kufstein chẳng khác gì một cơn ác
mộng. Nếu chúng tôi đã không phải nhóm lửa bằng cách cọ xát hai miếng
gỗ vào nhau, thì đó là nhờ các bạn bè hướng dẫn chúng tôi trong các mê
hồn trận của trại tị nạn. Trong chiến tranh, các thị trấn lều trại này là nơi
đóng quân của lính Đức quốc xã và sau chiến tranh nó trở thành chốn
nương thân của những người tị nạn. Theo con mắt của tôi, Kufstein là một
trại mồ côi mênh mông, trong đó những đứa con bị bỏ rơi có thể lập lại
cuộc đời trong sự đùm bọc của một tổ chức quốc tế. Tất cả những đứa con
mồ côi đều được nuôi ăn, được cấp áo quần, được đăng ký và khám sức
khoẻ như nhau. Tôi không hoàn toàn khó chịu với số phận của mình, bởi vì,
thời kỳ ấy, tình cảm của mỗi người tuỳ thuộc vào một sự so sánh mà ai
cũng có thể làm được một cách dễ dàng. Sự tự do của Tây phương đối với
chúng tôi là một kỳ tích sống và Hungari chỉ xuất hiện trước con mắt chúng
tôi như là một nhà tù lớn. Nhưng sự kiện nước Hungari bây giờ chỉ là một
nhà tù lớn và chúng tôi bắt buộc phải ăn bám ở nhờ, sống ỷ lại vào kẻ khác,
là một thảm kịch. Chúng tôi tự nhủ "Sung sướng biết bao được sống ở nơi
đây…" và dồng thời chúng tôi cũng tự nhủ "Rốt cuộc chúng tôi lại bị bắt
buộc phải ăn chực nằm chờ ở nơi đây…"
Khám sức khoẻ, tôi được chứng nhận là mạnh khoẻ nhưng suy dinh dưỡng.
Tuy bề ngoài hơi mảnh khảnh, nhưng dai sức trong công việc. Bây giờ tôi
còn cảm thấy trên lưng tôi sự tiếp xúc của những ngón tay chẩn bệnh cho
tôi. Lúc bấy giờ, tôi có cảm giác rằng tôi sẽ giữ những dấu vết ấy suốt đời.
Tấm ảnh quang tuyến X chứng tỏ tôi có những lá phổi và một trái tim sắt.
Bác sĩ nhãn khoa nhìn vào mắt tôi với cái gương nhỏ sáng rực trong gian
phòng tối, ông ta nắm đầu tôi trong một tay và cúi xuống trên con mắt tôi
với sự tò mò của một chàng trai đã lớn nhìn trộm một điều bí mật qua lỗ
khóa. Tôi cảm nhận được hơi thở của ông ta và một giọt ánh sáng trắng,