- Tôi dịch sách – bà chủ giải thích với tôi.
Tôi liền nói với hai đứa nhỏ.
- Hai em đi chơi với cô, không được quấy rầy mẹ.
Bà chủ nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên:
- Đây là lần đầu tiên tôi được nghe một câu nói như thế trong ngôi nhà
này!
Thấy cái máy đánh chữ của bà, giấy má của bà rải rác ở trên bàn, một cây
bút chì rơi trên tấm thảm và tất cả các vật ấy trong các tia sáng của mặt trời
mùa thu, tôi rất thèm nói với bà rằng tôi mơ có được một cuộc đời hoàn
toàn giống như cuộc đời của bà, với một công việc và những đứa con đến
chào hỏi buổi sáng. Nhưng tôi đã nín thinh, dẫn Sibylle và Bruno đi dạo
một vòng.
Thật là một tháng không thể nào quên, một tháng vui buồn lẫn lộn. Tôi đếm
từng ngày như một tù nhân tự nguyện giam mình trong cảnh sung sướng
tạm thời của mình. Tôi viết những bức thư lạc quan cho bố mẹ tôi và tôi về
thăm Georges mỗi chủ nhật. Anh đã nhận làm tài xế cho một trong những
ông hoàng Nga sống sót sau cuộc cách mạng năm 1918. Ông hoàng ấy
sống cô độc một mình trong một biệt thự lộng lẫy ở Paris, do một nữ đầu
bếp trung thành phục vụ. Bà đầu bếp ấy nói cho Georges biết rằng đã lâu
lắm rồi, ông hoàng vui tính, luôn luôn tươi cười ấy, với cái khuôn mặt bị
bệnh sần sùi da của ông, đã lấy được một phụ nữ người Mỹ giàu kếch sù,
nhưng hai vợ chồng sống mỗi người một nơi, bà với tước hiệu bà hoàng ở
bên Mỹ và ông, với số tiền mà bà gởi cho ông hàng tháng.
Trong các ngày chủ nhật, chúng tôi kể cho nhau nghe những chuyện về tính
ngoan ngoãn, dễ thương thông mình của Sibylle, và tính tình bất thường
của ông hoàng Nga. Hầu như đêm nào Georges cũng phải lái xe đến một
hộp đêm và anh học môn luật quốc tế với ánh đèn của ngọn đèn nhỏ trong
xe. Nhưng chiếc xe ấy có khi bị chết máy khi đèn đỏ chuyển sang đèn
xanh. Các xe khác bóp còi inh ỏi, và ông hoàng không tiếc lời chửi rủa.
"Chúng ta phải có một cuộc sống độc lập…" Chúng tôi không ngớt lập lại
câu ấy.
Cuối tuần thứ ba, bà chủ đưa tôi đến một gia đình bà quen biết, bà nói rằng