Bà Saulner cho việc tôi xin nghỉ làm là một thắng lợi của bà ta! Bà nói:
- Christine, tôi thông cảm với cô, cô mảnh mai quá, khó lòng đảm
đương được công việc này.
Nhưng lập tức bà hối tiếc đã dùng từ "mảnh mai", quá thanh nhã. Bà lưỡng
lự một chút, tìm một tính từ phẩm chất khác và thốt ra với vẻ khinh bỉ:
- Cô bị bệnh thiếu máu, nên người xanh xao như thế đó. Tôi tự hỏi cô
sẽ xoay sở ra sao trong tương lai. Cô không có quốc tịch Pháp và người
Pháp không muốn có những bảo mẫu người nước ngoài để chăm sóc con
cái họ.
- Thưa bà, tôi đã nghe người ta nói điều trái lại. Ở đây có những bảo
mẫu người Anh, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Thuỵ Điển…
- Một người bảo mẫu đến từ một nước được mọi người biết đến, đó là
một chuyện khác. Người ta có thể đòi hỏi họ những chứng chỉ nghề nghiệp,
ít ra người ta cũng an tâm cho con cái của người ta. Nhưng cô, người
Hungari, với ngôn ngữ Slave của cô….
- Thưa bà, tiếng Hungari không phải là ngôn ngữ Slave, đó là một
ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với tiếng Phần Lan..
Bà ta không bằng lòng về việc tôi đã dám ngắt lời bà ta, cãi lại bà ta và đã
làm cho bà ta khó chịu vì đã nói đến nước Phần Lan. Theo bà ta, không có
gì khác biệt giữa các nước Bắc Âu và bà ta vừa để cập đến nước Thuỵ Điển
Tôi thấy bà ta đã đi gần đến mục đích của bà ta khi bà nói chuyện dài dòng
với tôi, bà ta nghiền ngẫm từng câu, từng chữ, rồi bung ra như hơi nước
nâng cái nắp ấm lên càng lúc càng cao hơn:
- Và cái ý kiến kỳ cục của cô, viết tiểu thuyết!
Bà ta cười gằn một tiếng và tôi cảm thấy bà ta ghen tị với tôi, một mối ghen
tị mà bà ta sẽ không bao giờ chịu thú nhận với chính mình.
- Viết tiểu thuyết..và còn gì nữa! Mơ ước những chuyện hão huyền,
không phải sao?
Bà ta dữ dội như thể bà đóan được những tư tưởng của tôi. Bà ta lặp đi lặp
lại mấy chữ "Viết tiểu thuyết" bà ta muốn làm cho tôi hoảng hồn, nhưng tôi
hoàn toàn bình tĩnh. Còn lâu bà ta mới biết sự thật. Bà ta không biết bản
thảo hiện nay của tôi, cũng như một trong những bản thảo sau này, trong đó