cửa cổng vườn lạnh ngắt. Tôi rùng mình khi bàn tay tôi tiếp xúc với nó.
Tôi vào nhà, bố tôi hỏi:
- Con ở đâu về?
- Con đi dạo – tôi trả lời một cách mập mờ để thoái thác, rồi tôi ngồi
xuống một cái ghế, nhìn thẳng trước mặt tôi.
Bố tôi cầm giấy tờ nơi tay, mẹ tôi xếp áo quần vào một cái va ly. Cửa các tủ
đều mở toang và trong một xó góc, một thùng sách đầy đến một nửa.
- Khi nào chúng ta ra đi? – tôi hỏi và hơi run vì nghĩ phải đi ra khỏi
nhà dưới cơn mưa tầm tã như thế này.
- Tối mai, con ạ - mẹ tôi nói với tôi với giọng mà tôi thấy như giọng
quở trách.
Tôi ngồi co mình gần bên lò sưởi, tôi không có sức mà cũng không muốn
nhúc nhích. Hơi ấm của lò sưởi đã làm cho tôi tê mê và tôi có cảm giác như
mình đang ở trong một rạp chiếu bóng mà trong đó bố mẹ tôi chuyển động
trên một màn hình rất lớn. thật là kỳ lạ, tất cả những gì chúng tôi có.
Khi chúng tôi đến nơi này, cách đây ba năm, chúng tôi đã phải ra sức làm
lụng như những người đi khẩn hoang ở miền Far West [1]. Chúng tôi đã
đóng đinh vá víu lại các cánh cửa bị hư hỏng. Chúng tôi đã tìm kiếm các
dụng cụ nhà bếp vứt bừa bãi trong vườn phía sau nhà..
Mới đầu các người nhà quê đã nhìn chúng tôi với ánh mắt nghi ngờ, như
thể chúng tôi không phải là những con người sống, mà là những con ma
không chịu biến đi sau một cuộc biểu diễn pháp thuật. Khi họ gặp chúng tôi
ngoài đường, chúng tôi thấy họ muốn sờ thử chúng tôi và sau lưng chúng
tôi họ trầm trồ với vẻ vừa sợ hãi vừa khâm phục rằng chúng tôi là những
người còn sống sót sau cuộc vây hãm Budapest. Rồi dần dần họ đã quen
thuộc với chúng tôi. Một hôm, một người, trước chiến tranh thường bán sữa
cho chúng tôi, đã đem đến cho chúng tôi một con gà mái đang ấp và trứng.
Ông ta nói:
- Bây giờ cô lớn quá.
Tôi lấy làm ngạc nhiên khi biết rằng sống trong hầm, tôi đã lớn lên thay vì
chết.
Thỉnh thoảng có những người đến đây từ Budapest. Đó là những con người